| Hotline: 0983.970.780

Người đầu tiên ở Vĩnh Long nuôi thành công chồn hương sinh sản

Thứ Bảy 12/01/2019 , 07:05 (GMT+7)

Ông Trần Văn Long (55 tuổi) ở ấp Phước Chí A (xã Bình Phước, huyện Mang Thít) là nông dân đầu tiên ở tỉnh Vĩnh Long nuôi thành công chồn hương sinh sản cho lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.

Đến tham quan trại nuôi chồn hương nhà ông Long, chúng tôi thấy chuồng trại được ông thiết kế rất bài bản, có khu nuôi nhốt chồn thương phẩm, chồn bố mẹ...

06-39-47_mo_hinh_nuoi_chon_huong_cu_ong_trn_vn_long_cho_thu_nhp_kh
Mô hình nuôi chồn hương của ông Trần Văn Long cho thu nhập khá

Ông Long cho biết, đàn chồn của ông gồm 37 con bố mẹ, trong đó 33 con nái sinh sản và rất nhiều chồn con. Bình quân mỗi năm chồn hương cái sinh sản 2 lần, sinh 2-6 con/đợt, giá bán chồn hương từ 3,5 - 4 triệu đồng/con. Năm qua, ông xuất bán trên 20 đàn chồn con khoảng 80 con thu về trên 300 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 200 triệu.

Nói về nghề nuôi chồn, ông Long tâm sự, để có được thành công như hôm nay, ông đã từng trải qua 3 lần thất bại, bỏ ra gần 800 triệu đồng để chỉ “vừa làm vừa học” mô hình chăn nuôi mới toanh này ở Vĩnh Long.

Vốn là một nông dân yêu thích học hỏi, tìm tòi những cái mới lạ để tạo hướng đi riêng cho mình, năm 2016, sau khi tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều mô hình nuôi chồn hương ở các nơi, ông Long đã mạnh dạn bỏ ra gần 500 triệu đồng để đầu tư mua con giống, xây chuồng trại.

Tuy đã có không ít kiến thức trong tay từ nhiều năm chăn nuôi heo, treo, dúi… nhưng khi chuyển qua chăn nuôi loài chồn hương hoang dã ông Long gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ. Ông Long cho biết: “Ban đầu mình nuôi cho chồn ăn đầu gà, chuối chín, cá sống, cháo, thịt nấu chín… Tuy nhiên, đàn vật nuôi không thích nghi được nhiều con bị tiêu chảy, nhiễm cầu trùng rồi lây lan cho cả đàn. Vậy là, đi mất cả mấy trăm triệu. Sau lần đó, tôi thêm 2 lần tái đàn nữa nhưng không thành công”.

Tiếp tục chia sẻ câu chuyện của mình, ông Long nói: “Chỉ đến khi tôi mua giống chồn thuần ở các trang trại, kết hợp với cho ăn thức ăn hỗn hợp của heo thì đàn chồn mới ổn định và phát triển đến bây giờ”.

Nói về bí quyết thành công, ông Long cho biết, chỉ cần 1kg thức ăn dạng viên hỗn hợp dùng cho heo con thì đủ dùng cho cả đàn chồn 20 con ăn trong ngày. Theo ông Long, thức ăn hỗn hợp có nhiều ưu điểm như chồn ăn không bị giun sán như ăn cá sống, dễ tiêu hóa, thức ăn chế biến sẵn có đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp đàn chồn lông óng mượt trông rất đẹp mắt... Trong quá trình chăn nuôi kết hợp thêm tiêm phòng đầy đủ một số bệnh thông thường cho chồn để tăng cường sức đề kháng thì đàn chồn sẽ phát triển khỏe mạnh.

Nguyễn Thị Dung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Phước cho biết: “Ông Trần Văn Long là nông dân đầu tiên ở xã nuôi chồn hương. Đây là vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao. Nhiều bà con đến tham quan mô hình đều được ông Long chia sẻ tận tình để họ có đủ thông tin quyết định lựa chọn cách nuôi phù hợp”.

 

Xem thêm
Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Giá dứa cao, đồng bào phấn khởi

LÀO CAI Giá dứa bán tại nương đạt khoảng 6.000 đồng/kg, tại nhà máy từ 8.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, người dân huyện Mường Khương phấn khởi vì có lãi cao.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất