| Hotline: 0983.970.780

Người 'kéo' cả bãi rác của xã về đất nhà mình

Thứ Năm 15/10/2020 , 07:10 (GMT+7)

Trong khi người ta tránh rác như tránh cùi, tránh hủi, hễ quy hoạch ở đâu là phản đối đến đấy thì ông lại 'kéo' cả bãi rác của xã về đất nhà mình...

Ông Hùng bên mảnh đất 5.000m2 nay đã thành bãi rác. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Hùng bên mảnh đất 5.000m2 nay đã thành bãi rác. Ảnh: Dương Đình Tường.

Đất chúng tôi để cho con nhưng tập thể cần cứ lấy

Câu chuyện lạ đó xảy ra ở Dương Hưu - một xã đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Sơn Động, tỉnh Bắc Giang với 11 dân tộc cùng sinh sống, 43% hộ nghèo, kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào lâm nghiệp.

Anh Lã Xuân Giang - Chủ tịch xã kể lại với tôi rằng trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới, để đáp ứng cho tiêu chí môi trường phải có 3 điểm tập trung rác bởi trước đó địa phương không có bãi nào, theo thói quen bà con cứ vứt bỏ tùy tiện.

Do không có tiền nên tất cả đều không có phương án bồi thường đất mà phải đi vận động hiến. Điểm thì tuy đất công nhưng bởi dân đã canh tác lâu năm nhất định không chịu rời bỏ quyền lợi, điểm thì đất tư nhưng lại chạm vào mồ mả nên suốt 1 năm tuyên truyền mãi cũng không thành.

Tỉnh, huyện sốt ruột chỉ đạo liên tục, xã, thôn họp đến 6, 7 cuộc, có cuộc tranh thủ tổ chức cả vào buổi đêm nhưng vẫn không biết thực hiện bằng cách nào.

Đúng lúc đó, bà con mách có mảnh đất rộng hơn 5.000m2 bằng phẳng, thuận đường đi, lại xa khu dân cư của ông Vi Văn Hùng khi ấy đang là Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã rất thích hợp để làm bãi rác. Lãnh đạo xã đến nhà để vận động hiến đất để làm bãi rác thì không ngờ ông bà đồng ý ngay nhưng hai người con lại phản đối ra mặt.

Hoàn cảnh của cặp vợ chồng người Tày này chẳng khá giả gì cho cam. Cưới nhau năm 1989 đến tận năm 1998 họ mới xây được 3 gian nhà ngói và phải tằn tiệt dành dụm đúng 3 năm sau đó để trả hết nợ, đến cái  xe máy Tàu tã nát rồi cũng không dám thay.

Lương giáo viên mầm non của bà được 4 triệu còn ông làm nông kiêm chức Phó Chủ tịch hội Cựu chiến binh, phụ cấp chỉ bọt bèo 800.000 đồng/tháng. Để nuôi được hai đứa con đi học họ phải vay thêm chương trình sinh viên hàng trăm triệu đồng…

Tôi đến xóm Thoi đúng dịp vợ chồng ông đang khởi công xây một ngôi nhà mới cho người con ra ở riêng, trị giá ước khoảng 500 - 600 triệu, trong đó vay mượn đến một nửa.

Kể lại chuyện hiến tặng ba bốn năm về trước, bà Hoàng Thị Luận bảo mảnh đất đó là công sức của đời bố mẹ rồi đến đời mình nhiều năm khai hoang, bao mồ hôi, công sức và cả máu đã chảy xuống, định bụng để cho hai đứa con sau này làm chỗ sản xuất khi lập gia đình. Những cây vải, cây keo trồng xuống đang lên xanh tốt, chuẩn bị thu hoạch mà phải tự tay chặt đi để hiến cho Nhà nước ông bà cũng xót xa lắm!

Gia cảnh rất bình thường của cặp vợ chồng làm được việc phi thường. Ảnh: Dương Đình Tường.

Gia cảnh rất bình thường của cặp vợ chồng làm được việc phi thường. Ảnh: Dương Đình Tường.

Giá trị của mảnh đất ấy bây giờ không dưới 1 tỉ đồng bởi mỗi 1ha rừng trồng theo chu kỳ 5 năm thu cũng được cỡ 120 triệu đồng, trong đó lãi ròng 60 - 70 triệu nên bảo không tiếc tức là không thật lòng.

Nhưng vì nghĩa lớn họ vẫn động viên các con mình rằng: “Hiến cho tập thể được môi trường trong lành chung thì cá nhân mình cũng được hưởng.

Có bãi rác người dân quê mình không vứt bừa bãi ngoài đường, ngoài suối nữa, sau này xã còn dùng cả ô tô để chở rác đi như ở trên phố nữa các con ạ”.

Cuối cùng thì hai người con cũng hiểu ra được ý nghĩa của việc bố mẹ mình định làm và đồng thuận,

Rồi bà kể với tôi chuyện trước đây dòng suối khe Kẽm gần nhà nước trong leo lẻo, nóng nực cứ vục cả mũ nón xuống mà uống ừng ực. Hạn hán giếng trong làng cạn khô cứ việc lấy vải bạt lót vào thùng xe bò rồi chở nước suối về ăn, tối đến nhiều nhà còn ra suối soi đèn để xỉa cá.

Thế mà giờ đây rác nhiều mà lại không có chỗ chứa nên dân cứ vứt lung tung, nước đen sì, bao bì kết thành bè, thành đống ngoài suối chỉ chịu trôi đi khi có lũ rồi vài ba ngày sau lại đầy.

Chuyện của chúng tôi có gì đâu mà viết?

Còn ông Hùng thì thủng thẳng bảo rằng trước đó gia đình đã hiến hàng trăm m2 đất thổ cư trị giá 400 - 500 triệu để mở con đường chạy qua xóm từ trâu đi thành ô tô đi được: Có người chỉ vì một gang đất cũng cãi nhau mà kể cả không phải là đất nhà mình cũng tranh nhau, thôn không khiếu nại được thì lên đến xã.

Tôi ở trong Ban hòa giải nên thường xuyên phải giải quyết những chuyện đó. Nếu mình không làm được thì sẽ không thể nói được với bà con kiểu như: “Tôi hiến cả ngàn m2 đất không tiếc mà ông bà có mấy cây keo phải chặt đi để kéo điện dùng chung, hiến ít đất để làm đường đi chung vì sao lại tiếc?”.

Cứ thế mà “mưa dầm thấm lâu”. Đồng bào thấy ông làm được mà nói cũng được nên lần lượt học theo. Nhờ đó giờ đây cả xã đã có trên 40 trường hợp hiến đất với tổng diện tích hơn 17.000m2 để làm các công trình công cộng. Nhiều hộ không thuộc diện hiến đất cũng xin được tình nguyện góp công, góp sức vun đắp phúc lợi cho quê hương mình. 

Ông Hùng cùng lãnh đạo xã bàn chuyện thu gom rác về bãi. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Hùng cùng lãnh đạo xã bàn chuyện thu gom rác về bãi. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Hùng kể tiếp: “Thời Pháp thuộc bố tôi vẫn còn là trẻ con nhưng bị mấy thằng lính say rượu vào xóm đuổi phải chui cả vào bụi cây để trốn thế mà vẫn bị chúng tìm kiếm, định giết.

May thay có một con chim từ bụi cây bay vụt ra, thấy thế bọn nó nghĩ rằng trong đó không có người nấp nên mới thoát chết. Không có gạo ông phải đi đào củ nâu, củ mài, củ dớn để ăn, không có đất ông phải đi làm thuê, làm mướn cho địa chủ, bị đánh đập, mắng chửi cả ngày.

Đến thế hệ của mình, chiến tranh biên giới tôi trực tiếp cầm súng đi bảo vệ, chứng kiến nhiều đồng đội bị chết, bị thương.

Rồi sau này có dịp đi thăm một số nghĩa trang liệt sĩ với cả ngàn, cả vạn ngôi mộ mới thấy sự hi sinh to lớn đến nhường nào của dân tộc để có tổ quốc, có tự do, có mảnh đất cho mình sinh sống hôm nay. Nước mình còn nghèo, tôi hiến ít đất thế đã ăn thua gì đâu mà phải viết ra cho thêm ngại?”

Cảnh tình cảm hàng ngày của vợ chồng ông bà Hùng. Ảnh: Dương Đình Tường.

Cảnh tình cảm hàng ngày của vợ chồng ông bà Hùng. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Vi Văn Hùng: “Tiền thì ai cũng quý, giàu thì ai cũng thích nhưng có một chỗ ở không bị dột nát, có con cái ngoan ngoãn, chăm chỉ làm ăn với chúng tôi thế là đã tốt rồi. Còn khó khăn của đời người thì có bao giờ hết được đâu vì lo cho mình rồi lại phải lo cho gia đình, cho con cháu…”.

Đang mùa gặt, từng đoàn xe chở lúa vàng bon bon về từng nhà trong xóm, không khí thơm sực mùi rơm rạ.

Ông Chiêu Xuân Nho - một người dân trong xóm Thoi cười rồi nói: “Anh biết không? Khi trước con đường làng tôi chật hẹp lại gồ ghề đến nỗi đạp xe còn khó, hễ mưa gió học sinh không đến trường được, người ốm không đi viện được, cấp cứu phải lấy cả máy cày để chở.

Từ khi có ông Hùng hiến đất để mở đường, dân trong xóm cũng hiến theo thành ra giờ đi lại rất thuận tiện, không phải cái gì cũng gánh, vụ lúa gánh lúa, vụ ngô gánh ngô, vụ đậu gánh đậu nữa mà chỗ nào kể cả ra đồng đều có thể chạy ô tô được”.

Còn về chuyện ông Hùng hiến đất để làm bãi rác chung thì ông Nho nhận xét: “Trước rác vứt khắp đường làng, ngõ xóm, mở cửa ra là ngửi thấy mùi, vừa ăn cơm chúng tôi vừa phải quạt đuổi ruồi, đuổi muỗi.

Từ hồi có “bãi rác ông Hùng” ý thức của người dân được nâng cao hẳn lên, không còn cảnh vứt rác ra bờ suối, bờ khe, vệ đường nữa mà chờ tổ hợp tác đi thu gom theo lịch, hàng tháng đóng lệ phí đàng hoàng”.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.