| Hotline: 0983.970.780

Người không chịu giàu riêng: Mong nhiều người trồng nấm

Thứ Năm 08/12/2016 , 08:05 (GMT+7)

Sau một khóa học bồi dưỡng nâng cao về kỹ thuật trồng nấm linh chi thảo dược và mộc nhĩ, chị Thiện lại trở thành người thầy của bà con trong thôn, trong xã, phổ biến kiến thức cho họ.

16-08-36_nh-2
Công nhân đang thu hoạch nấm
 

Sau khi thành lập HTX Sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm Sáng Thiện (thôn Quảng Hội, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), chị Đào Thị Thiện- Giám đốc HTX lại khăn gói đến Trung tâm Công nghệ sinh học và thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) “tầm sư học đạo”.

Sau một khóa học bồi dưỡng nâng cao về kỹ thuật trồng nấm linh chi thảo dược và mộc nhĩ, chị lại trở thành người thầy của bà con trong thôn, trong xã, phổ biến kiến thức cho họ.

Trong nông nghiệp, nghề trồng nấm có độ rủi ro lớn tương tự như nghề nuôi tôm. Hôm nay làm ăn được đấy nhưng ngày mai có thể đã tay trắng bởi mắc những lỗi kỹ thuật tưởng chừng như sơ đẳng nhất. Chính vì vậy mà chị Thiện rất thận trọng trong từng bước sản xuất.

Đến nay, tổng diện tích trồng nấm của HTX Sáng Thiện lên tới hơn 3.500 m2 với 20 lán trại lớn nhỏ, sản xuất các loại nấm mỡ, nấm sò, nấm rơm, linh chi và mộc nhĩ. Mỗi năm, HTX xuất bán ra thị trường 70 - 77 tấn nấm, cả khô và tươi các loại.

Từ việc chỉ xuất bán cho thị trường Hà Nội, HTX của chị Thiện đã tập hợp nhiều xã viên ở các tỉnh, thành như Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam và Thái Bình, đưa sản phẩm nấm sạch Sáng Thiện ra các tỉnh ngoài.

Nghe đồn đại về hiệu quả kinh tế từ nghề trồng nấm, nhiều người ở khắp nơi tìm đến chị Thiện để học hỏi kinh nghiệm. Không bo bo giữ bí quyết cho riêng mình, chị nhận dạy miễn phí cho bà con nông dân có nhu cầu học.

Lớp học đầu tiên được mở từ năm 2007 để rồi từ đó cứ mở liên tiếp. Với thời gian 14 ngày cho một khóa học, chị đã trực tiếp truyền nghề, dạy nghề, chuyển giao công nghệ trồng nấm cho gần 400 học viên, chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc nấm cho hơn 2.000 người đến từ nhiều địa phương.

Từ những việc làm nhỏ nhặt này, nhiều người đã có được công ăn việc làm ổn định, có của ăn của để và tận dụng được thời gian trong lúc nông nhàn. Đặc biệt, bông phế liệu, mùn cưa, rơm rạ được tận dụng triệt để để sản xuất ra những thực phẩm sạch và an toàn, đáp ứng nhu cầu mỗi lúc một cao của xã hội.

Đó cũng chính là hướng đi trong suốt 10 năm gắn bó với cây nấm mà chị Thiện luôn nhắc nhở chị em xã viên, để sản phẩm nấm sạch Sáng Thiện luôn khẳng định và giữ vững thương hiệu. Tất cả các khâu từ trồng mới, thu hoạch và bảo quản đều được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, không sử dụng hóa chất.

Cầm trên tay bịch nấm cho chúng tôi xem, chị giảng giải: Giá thể trồng nấm như bông, mùn cưa và rơm phải được khử trùng bằng nước vôi. Sau khi khử trùng, giá thể được ủ phụ gia như bột nghệ, đạm sunfat, đạm ure, phân lân… rồi đóng bịch, thanh trùng trước khi cấy giống.

Trong quá trình chăm sóc, sử dụng nước tưới sạch, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, bệnh… Tất thảy để làm ra sản phẩm nấm sạch và tươi ngon cho người tiêu dùng.

Nhờ hướng đi đúng, mô hình nấm sạch tại xã Quang Tiến ngày càng thu hút sự quan tâm của bà con nông dân. HTX Sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm Sáng Thiện cũng dần dần khẳng định được vị thế ở phía Bắc.

Từ con số 9 xã viên ban đầu, HTX đã phát triển lên tới 29 thành viên, mỗi năm, doanh thu của cả cơ sở đạt tới hơn 3 tỷ đồng, trong đó lãi từ 600 - 800 triệu đồng.

Cắm cúi bên những bịch nấm trong lán trại, bà Giám đốc 55 tuổi thổ lộ với chúng tôi ý định đang nhen nhóm là sẽ sản xuất thêm nhiều loại nấm cao cấp như nấm kim châm, nấm đùi gà, đông trùng hạ thảo…

Mong muốn lớn nhất của chị là mở rộng nghề trồng nấm trên toàn quốc bằng việc truyền và dạy nghề cho bà con khắp các tỉnh thành để đưa sản phẩm nấm sạch, đa dạng đến với người tiêu dùng, bằng việc hình thành các tổ nhóm, HTX trồng nấm.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm