| Hotline: 0983.970.780

Người nghèo lại bị xà xẻo

Thứ Sáu 19/03/2010 , 10:30 (GMT+7)

Năm ngoái, nhiều vụ xà xẻo tiền trợ cấp của Nhà nước đối với người nghèo bị phanh phui, nhiều cán bộ đã bị xử lý. Những tưởng, đó là bài học đắt giá để những chuyện đau lòng không xảy ra nữa. Tiếc rằng, người nghèo lại thêm nghèo bởi những quyết định thiếu công bằng của chính quyền địa phương.

Năm ngoái, nhiều vụ xà xẻo tiền trợ cấp của Nhà nước đối với người nghèo bị phanh phui, nhiều cán bộ đã bị xử lý. Những tưởng, đó là bài học đắt giá để những chuyện đau lòng không xảy ra nữa. Tiếc rằng, người nghèo lại thêm nghèo bởi những quyết định thiếu công bằng của chính quyền địa phương.

Bị “xẻo” gạo, mùng 2 Tết vác rá đi vay

Sau Tết Canh Dần, về Thanh Chương (Nghệ An), chúng tôi tình cờ nghe thông tin các hộ dân thuộc diện khá giả ở xã Thanh Xuân cũng được nhận gạo cứu trợ trong dịp Tết Canh Dần. Thậm chí ngay cả gia đình cán bộ chủ chốt cấp xã cũng nhận gạo như các hộ nghèo để... ăn Tết. Bà con cho biết: Trung bình mỗi khẩu không kể giàu hay nghèo, no hay đói đều được phát 1kg gạo cứu trợ.

Chúng tôi tìm đến căn nhà cấp 4 dột nát của gia đình chị Bùi Thị Hoa (xóm Xuân Điền), nhà có bốn khẩu, thuộc diện hộ đói nghèo. Nhìn căn nhà tối om om do chưa có điện thắp sáng, tịnh không thấy một tài sản nào có giá trị khoảng vài trăm ngàn đồng. Trong ánh đèn dầu hỏa lù mù là căn nhà bếp vá chằng vá đụp bằng những tấm bao tải xác rắn đang run lên trước gió lạnh mà thấy ái ngại.  

Chị Bùi Thị Hoa và 2 con bên căn nhà rách nát

Theo quy định của huyện Thanh Chương, gia đình chị Hoa lẽ ra phải được nhận 40kg gạo cứu đói để ăn Tết, nhưng nhà chị chỉ được nhận được 4 kg gạo vào chiều 29 Tết. Chị Hoa xác nhận: “Cận Tết, xóm trưởng đã phát cho gia đình tôi 4 kg gạo cứu đói và 100 ngàn đồng (quà của Chủ tịch UBND tỉnh) để ăn Tết. Chừng ấy gạo, chúng tôi ăn đến ngày mùng 2 Tết thì hết, tôi phải chạy sang nhà anh cán bộ khuyến nông vay 3kg gạo để cả nhà ăn cho qua Tết. Do loay hoay mãi vẫn chưa có mấy trăm ngàn đồng đóng cho xã để họ kéo điện thắp sáng về nên tôi phải muối mặt lên xin được kéo điện từ nhà người anh trai ở ngay bên cạnh nhà tôi về trong mấy bữa Tết và cho con học, nhưng họ vẫn nhất quyết không cho”.

Chúng tôi tìm đến gia đình ông Bùi Văn Quyền, (xóm Xuân Đông, Thanh Xuân) có hoàn cảnh cũng rất eo le. Chị Liễu (vợ ông Quyền) bị bệnh nằm một chỗ đã 10 năm nay, hàng ngày ông Quyền phải đi chăn bò thuê để kiếm kế sinh nhai. Có lẽ vì thế mà 2 vợ chồng nhà này đã được chiếu cố cho nhận 4kg gạo. Ông Nguyễn Văn Sinh (xóm Xuân Đông) bị nhiễm chất độc da cam, có con bị tật bẩm sinh nhưng cũng chỉ nhận được 1kg gạo/khẩu. Trong khi đó, tất cả hộ dân khá giả ở xóm Xuân Điền, Xuân Đông, Xuân Nam (xã Thanh Xuân, Thanh Chương) đều được phát gạo cứu đói. 

Bà Chu Thị Liễu bên giường bệnh

“Đợt Tết vừa qua Chính phủ cấp cho huyện Thanh Chương 440 tấn gạo cứu đói. Theo quy định phân bổ gạo cứu đói của huyện, mỗi khẩu thiếu đói ít nhất cũng được 10 kg gạo. Hộ độc thân tối thiểu 20kg gạo/hộ và hộ đông khẩu không quá 50kg/hộ.

Riêng hai xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm mỗi khẩu ít nhất cũng được 15kg/khẩu, hộ độc thân 30kg gạo/khẩu. Việc các địa phương phát mỗi hộ nghèo, đói ăn Tết chỉ có 1kg gạo là hoàn toàn sai" - Ông Nguyễn Công Hòa, Phó phòng Lao động và Thương binh - Xã hội huyện Thanh Chương cho biết.

Vụ việc rõ như ban ngày thế mà khi làm việc với báo chí, ông Nguyễn Cảnh Thức, xóm trưởng xóm Xuân Điền (xã Thanh Xuân, Thanh Chương) vẫn đối phó bằng việc trưng ra bản danh sách phát gạo cứu đói của Chính phủ với mỗi khẩu 4kg gạo (không có chữ ký người nhận). Ông Thức cũng không biết rằng tiêu chuẩn của huyện gạo cứu trợ là 10 kg/khẩu, còn tiêu chuẩn của tỉnh thì 6kg/khẩu. Ông Thức còn cao giọng là không có chuyện phát gạo cào bằng mỗi khẩu 1 kg và rằng: "Tôi đã cân phát gạo đầy đủ cho mỗi khẩu hộ nghèo là 4 kg”. Nghe nói đến điều này, ông Nguyễn Đức Tường, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Xuân khẳng định: “Xóm phát mỗi khẩu 4kg vẫn là sai phạm nghiêm trọng. Theo chỉ đạo UBND tỉnh Nghệ An, việc phát gạo cứu đói ăn Tết không thấp hơn 6kg gạo và không quá 30kg gạo/khẩu, mỗi hộ gia đình được phát không quá 50kg”.

Khi chúng tôi phản ánh với ông Tường rằng theo danh sách tại xóm Xuân Điền và phản ánh trực tiếp của người dân thì cán bộ xã cũng nằm trong danh sách được nhận gạo cứu đói. Ông Tường biện bạch: “Nhiều khi cán bộ xã bận quá, vợ, con đến nhận gạo hay xóm trưởng đưa gạo đến nhà mà vợ con không báo lại. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại, nếu có thực sẽ xử lý nghiêm. Chưa bao giờ xã Thanh Xuân nhận được gạo cứu đói nhiều như đợt vừa rồi (gần 10 tấn). Nhưng thực tế gạo về đến xã hơi muộn, quá cận Tết Canh Dần, nên việc giám sát phát gạo rất khó”. (Còn nữa)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm