| Hotline: 0983.970.780

Người phụ nữ mở nghề trồng nấm ở Lang Chánh

Thứ Năm 22/09/2022 , 10:20 (GMT+7)

THANH HÓA Nghề trồng nấm rơm không còn mấy xa lạ đối với bà con nông dân, thế nhưng đối với chị em phụ nữ huyện vùng cao Lang Chánh (Thanh Hóa) lại rất lạ lẫm.

Chị Lê Thị Chung (ngoài cùng bên trái) giới thiệu kỹ thuật trồng nấm cho chị em phụ nữ địa phương. Ảnh: Ngọc Thỏa.

Chị Lê Thị Chung (ngoài cùng bên trái) giới thiệu kỹ thuật trồng nấm cho chị em phụ nữ địa phương. Ảnh: Ngọc Thỏa.

Bà con thường chỉ biết vào rừng hái những bông nấm mọc lên từ những cành cây khô để đem về nấu canh, hết mùa nấm lại chuyển món rau rừng khác, không tự trồng được.

Vậy nhưng đã có những chị em phụ nữ táo bạo, mạnh dạn học hỏi kỹ thuật trồng nấm từ rơm, rạ, mỗi ngày thu gần một triệu đồng, đó chính là chị Lê Thị Chung, dân tộc Thái, ở khu phố Chiềng Ban 2, thị trấn Lang Chánh.

Chị Chung đã có kinh nghiệm 10 năm trong nghề trồng nấm. Cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa chị lại thuê nhân công thu gom rơm, rạ để đem ngâm, xử lý, phơi khô, rồi đóng thành những bịch nấm. Năm nay, chị bắt đầu trồng nấm từ tháng 7 với giống nấm sò trắng Thái. Hiện mô hình của chị đang treo 5.000 phôi nấm đã cho thu hoạch, với giá bán 40.000/kg, mỗi ngày thu hái 20 đến 30kg nấm.

Ảnh 1: Nấm được hái ra đến đâu có thương lái đến thu mua hết

Nấm thu hoạch tới đâu được thương lái đến thu mua hết. Ảnh: Ngọc Thỏa.

Không những trồng nấm để bán, chị còn tạo ra những bịch phôi nấm cung cấp cho chị em phụ nữ trong và ngoài huyện để nhân rộng mô hình trồng nấm rơm, dần tạo thương hiệu nấm an toàn của huyện miền núi Lang Chánh. Nấm được trồng bằng rơm rửa sạch, ủ tươi, cho lên men tự nhiên, không dùng phân bón, hóa chất nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng, đảm bảo chất lượng, đã hơn 10 năm trồng nấm nhưng chị Chung luôn không đủ cung cấp cho thị trường.

Cơ sở sản xuất nấm của chị Chung tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương với mức tiền công 200 nghìn/ngày.

Xem thêm
Nghề nuôi đà điểu gặp khó khăn chưa từng có

Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.