| Hotline: 0983.970.780

Người trẻ bén duyên nông nghiệp xanh: Đến như duyên nợ và bí mật 'chuẩn A'

Thứ Tư 20/04/2022 , 06:19 (GMT+7)

Tốt nghiệp đại học, chị trải qua vài công việc, đều tốt cả, nhưng chẳng liên quan gì đến ngành học. Và công việc hiện tại cũng vậy, dù rất thành công.

Đó là chị Phạm Phương Thảo, một trong số ít những người đi tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ và hiện là CEO Công ty CP đầu tư Organica, doanh nghiệp đạt chứng nhận sản xuất, sản phẩm hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và EU.

Đứa con trong bụng thôi thúc phải làm hữu cơ

Tôi tình cờ đi ngang cửa hàng Organica trên đường Nguyễn Đình Chiểu, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM và ghé vào thăm, rồi bạo gan ngỏ ý với cô nhân viên bán hàng rằng muốn gặp bà chủ Phương Thảo. Cô nhân viên nghe vậy tưởng tôi là khách hàng đến khiếu nại, nên nhỏ nhẹ: “Dạ, anh có khiếu nại gì cứ nói xem tụi em có giải quyết được không, nếu không được sẽ báo chị Thảo ạ”. Tôi lắc đầu, cười và giới thiệu. Cô nhân viên gật đầu rồi đi vào phía quầy rau, nơi có 2 người phụ nữ đang trò chuyện. Ngay sau đó, một trong 2 phụ nữ tiến lại phía tôi, gật đầu chào và giới thiệu chị là Phương Thảo. “Chắc tôi và anh cũng có duyên gặp mặt, chứ tôi chạy đôn đáo suốt. Hoặc có khi ở trang trại”, chị cười cho biết.

CEO Organica Phạm Phương Thảo tại một trong những cửa hàng thực phẩm organic tại TP.HCM.

CEO Organica Phạm Phương Thảo tại một trong những cửa hàng thực phẩm organic tại TP.HCM.

“Hình như chị không chỉ thành công mà còn là người tiên phong làm thực phẩm organic thì phải?”, tôi mở đầu. “Lúc tôi bắt tay làm, cũng có vài doanh nghiệp làm rồi. Nhưng quả thật là thời điểm cách đây chục năm, khái niệm organic còn khá xa lạ với nhiều người. Còn thành công thì tôi không dám nhận. Vì quy mô còn nhỏ, sản phẩm của mình chưa phổ biến rộng. Tuy nhiên, đây là công việc tôi thích nhất kể từ khi rời giảng đường đại học, mặc dù, để có được thành quả như hôm nay, cũng gian nan lắm”, chị giãi bày.

Một điều khá thú vị là Phương Thảo vốn tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ môi trường. Nhưng công việc đầu tiên chị làm khi vừa ra trường là nhân viên trong một tổ chức phi chính phủ về bảo vệ động vật hoang dã. Tiếp theo là nhân viên PR cho một tập đoàn lớn ở Hà Nội. Sau đó không lâu, chị chuyển vào TP.HCM, làm việc tại một công ty tổ chức sự kiện. Sau khoảng 3 năm làm việc tại đây, chị cùng một người bạn xin nghỉ việc ra mở công ty riêng về tổ chức sự kiện. Công việc khá tốt. “Sau đó, tôi và mấy người bạn hùn nhau mở một nhà hàng ở quận 3, chuyên món ăn Bắc, nhưng thất bại”, chị tâm sự.

Phạm Phương Thảo cho biết, dù sản phẩm đạt chứng nhận Organic, nhưng cô chưa muốn xuất khẩu, mà muốn bán cho người dân Việt Nam trước. Ảnh: Phúc Lập.

Phạm Phương Thảo cho biết, dù sản phẩm đạt chứng nhận Organic, nhưng cô chưa muốn xuất khẩu, mà muốn bán cho người dân Việt Nam trước. Ảnh: Phúc Lập.

“Lý do gì chị chuyển sang làm công việc luôn gắn bó với ruộng vườn, nắng gió, phân gio?”, tôi hỏi. “Xuất phát từ nhu cầu bản thân. Năm 2011, tôi có thai cháu đầu lòng và nghén, chỉ thèm ăn rau sống. Thời điểm đó, vấn nạn thực phẩm bẩn tràn lan, nhất là các loại rau. Trong khi mình lại thèm rau sống. Nên tôi bắt đầu lo thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Việc lựa chọn thực phẩm ăn hàng ngày trở nên khó khăn, khác hẳn với trước khi có bầu. Trong khi đó, việc tìm được nguồn thực phẩm sạch lại càng khó hơn. Bản năng người mẹ thôi thúc tôi phải làm gì đó để bảo vệ con. Tôi lên mạng tìm hiểu, và đọc được nhiều thông tin bổ ích về thực phẩm hữu cơ. Biết ở Việt Nam cũng có vài doanh nghiệp làm được sản phẩm hữu cơ như trà, gạo… nhưng chủ yếu xuất khẩu. Ý tưởng đầu tư một cửa hàng thực phẩm hữu cơ hình thành từ đó”, chị chia sẻ.

Năm 2013, Phương Thảo chính thức có một cửa hàng nhỏ kinh doanh các mặt hàng thực phẩm đạt tiêu chuẩn organic. Nhưng chủng loại khá nghèo nàn với chỉ 5 - 6 loại rau trồng theo hướng hữu cơ, 4 loại gạo và 8 loại trà…

“Sau vài tháng mở cửa hàng, chúng tôi tiếp một chủ trang trại rau ở Đà Lạt, trồng ớt chuông, cà chua, một số loại xà lách, ông ta nói canh tác theo hướng hữu cơ. Nghe vậy, tôi tức tốc lên tham quan và lấy hàng về bán. Rồi sau đó, có thêm những nông hộ khác cung cấp hàng nữa. Nguồn hàng phong phú hơn, nhưng dù lọc kỹ tôi vẫn không thể quản lý hết được quy trình và chất lượng sản phẩm rau củ.

Phạm Phương Thảo: 'Sản phẩm chất lượng hạng A là tôn chỉ, mục đích của công ty'. Ảnh: Phúc Lập.

Phạm Phương Thảo: "Sản phẩm chất lượng hạng A là tôn chỉ, mục đích của công ty”. Ảnh: Phúc Lập.

Tôi hiểu một điều rằng không thể tiếp tục nếu kinh doanh mà không định hướng và kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Tôi xác định phải tự đầu tư trang trại, vừa ổn định nguồn cung, vừa chủ động làm theo đúng quy trình canh tác hữu cơ".  

Trong năm 2013, tôi có dịp qua Lào, được tham gia một phiên chợ hữu cơ (organic market) ngay cạnh chùa Vàng tại thủ đô Vientaine. Phiên chợ tổ chức mỗi tuần 1 buổi vào thứ 4. Người nông dân canh tác hữu cơ dưới sự hướng dẫn của các tổ chức phi chính phủ quốc tế, sau đó mang sản phẩm đến chợ bán. Người mua rất đông, trong đó rất nhiều người nước ngoài. Chỉ đến 9 - 10 giờ là bán hết hàng. Tham quan phiên chợ, tôi thấy buồn cho người nông dân Việt Nam và tự hỏi, tại sao nước bạn nghèo hơn mình mà vẫn làm được nhiều thực phẩm hữu cơ như thế, trong khi mình lại quá hiếm?

Phạm Phương Thảo

Dù đã là người đứng đầu công ty, nhưng mỗi khi xuống trang trại, Phương Thảo vẫn tham gia làm việc cùng công nhân. Ảnh: Organica.

Dù đã là người đứng đầu công ty, nhưng mỗi khi xuống trang trại, Phương Thảo vẫn tham gia làm việc cùng công nhân. Ảnh: Organica.

Chữ “a” trong “Organica”

Ngay tại phiên chợ Lào, Phương Thảo đã lên ý tưởng kế hoạch kinh doanh là trở thành nhà phân phối thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam. Và nguồn cung cấp chính là từ Lào. Không lâu sau đó, cửa hàng kinh doanh thực phẩm hữu cơ của chị đã có thêm nhiều sản phẩm nhập từ Lào như gạo, đậu, cà phê hữu cơ.

“Tuy nhiên, ý tưởng trang trại vẫn nằm trong đầu và ngày càng thôi thúc tôi. Cho đến một ngày cuối năm 2013, một người bạn tôi gọi, nói anh có một trang trại 2ha ở Long Thành, Đồng Nai, từ 10 năm nay vẫn bỏ không, dư chuẩn đất hữu cơ. Kêu tôi xuống xem, thấy được thì hợp tác làm. Tôi nghe mừng lắm, xúc tiến ngay.

Xuống vườn công nhân. Ảnh: Organica. 

Xuống vườn công nhân. Ảnh: Organica. 

Chúng tôi thuê máy cày cày tới 4 lần mới cắt hết được cỏ và lật được đất lên vì cỏ quá dày. Sau đó là dựng nhà lưới, tìm công nhân trồng rau. Ngay từ đầu tôi xác định sẽ canh tác hữu cơ, nên đã liên hệ với tổ chức cấp chứng nhận này để nhờ họ tư vấn cách làm ngay từ đầu. Sau khi xem địa thế, lấy mẫu đất nước đi phân tích đạt yêu cầu, họ đồng ý ký hợp đồng tư vấn hỗ trợ làm theo quy trình hữu cơ. Đến tháng 11/2015, trang trại chính thức được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Liên minh châu Âu (EU) cấp chứng nhận đạt chuẩn organic.

“Giai đoạn đầu ấy chắc chị gặp nhiều khó khăn lắm?”, tôi hỏi. Chị trầm ngâm: “Mỗi khi nghĩ lại những giai đoạn đã trải qua, tôi thấy nhiều khó khăn đến mức không muốn nhắc lại, đến mức tôi tưởng không có khó khăn nào lớn nhất vì tôi đang sống trong những khó khăn, tôi đã quen với khó khăn”.

Hiện nay, Organica đã trở thành đơn vị đầu tiên cả nước có được hai chứng nhận quốc tế về organic cho vườn rau hữu cơ. Với danh sách hơn 500 mặt hàng organic trong cửa hàng, có thể nói là đa dạng và phong phú nhất trong các nhà cung cấp thực phẩm hữu cơ hiện tại. 

Phương Thảo có thói quen khi đến trang trại thường hái các loại trái ăn ngay tại chỗ. Chị nói: 'Đó là 'bảo chứng' cho sự sạch của sản phẩm'. Ảnh: Organica.

Phương Thảo có thói quen khi đến trang trại thường hái các loại trái ăn ngay tại chỗ. Chị nói: "Đó là "bảo chứng" cho sự sạch của sản phẩm". Ảnh: Organica.

Phương Thảo phân tích, sản xuất nông nghiệp có hai hướng. Một là ứng dụng công nghệ cao, vẫn sử dụng hóa chất đầu vào nhưng có kiểm soát để nâng cao năng suất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, an toàn, cung cấp cho đại bộ phận người tiêu dùng. Hướng còn lại là canh tác hữu cơ, tức không có hóa chất, gian khổ hơn nhưng tạo ra những sản phẩm thực sự sạch. Đồng thời, góp phần cải tạo môi trường đất, môi trường nước...

“Tôi chọn hướng mà ít người làm nhưng tự hứa với mình là làm bài bản, làm nghiêm túc. Anh có biết lý do vì sao tôi chọn tên thương hiệu bán lẻ thực phẩm hữu cơ là Organica mà không phải Organic không?”, Phương Thảo hỏi rồi tự trả lời: “Chữ “A” cuối cùng có nghĩa là phẩm chất, chất lượng hạng A. Đó là tôn chỉ, mục đích của công ty”.

Ngoài trang trại đầu tiên ở Long Thành đã nổi tiếng, hiện công ty Organica còn có một trang trại ở Ba Vì, Hà Nội, và rất nhiều mô hình liên kết với nông dân. Các hộ tham gia liên kết sẽ được hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm với giá ưu đãi. Mặc dù Organica đủ tiềm lực tự đầu tư trang trại để cung cấp đủ sản phẩm cho toàn bộ hệ thống cửa hàng bán lẻ của công ty, nhưng chủ trương của công ty là muốn hợp tác với nông dân, nhằm hỗ trợ, khuyến khích họ canh tác hữu cơ.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Bố trí đất, xây nhà ở cho người dân sau bão lũ

YÊN BÁI Hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng trong bão số 3 ở huyện Trấn Yên đang được xây dựng, sửa chữa đồng loạt để giúp bà con ổn định cuộc sống, đón Tết yên vui.