| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ dịch bệnh cây hoa hồng

Thứ Năm 27/03/2014 , 10:20 (GMT+7)

Tình hình sâu bệnh hại trên cây hoa hồng cuối tháng 3 này đang bước vào giai đoạn tập trung nhất.

Theo Phòng Kiểm dịch - pháp chế Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng, TP Đà Lạt đang trong giai đoạn cao điểm của mùa khô, nhiệt độ trung bình từ 22 - 25 độ C, ẩm độ không khí từ 64 - 82% rất thuận lợi cho nhóm côn trùng gây hại trên cây hoa hồng - một trong những loài hoa đặc trưng của Đà Lạt. Qua điều tra, Phòng Kiểm dịch - pháp chế đã tìm ra một số côn trùng gây hại trên cây hoa hồng như bọ trĩ, nhện đỏ, rầy rệp...

Đà Lạt hiện có 205 ha hoa hồng, trồng tập trung tại làng hoa Vạn Thành (120 ha), khu vực An Sơn và Nam Thiên ở phường 4 (70 ha), khu vực Nguyên Tử Lực ở phường 8 (10 ha)... chủ yếu là giống hoa hồng đỏ Hà Lan, trắng xanh, song hỷ, bê bê, hồng vàng, đỏ Ý, cánh sen, đỏ son, sen trắng, hồng phấn, hồng Pháp...

Hoa hồng Đà Lạt được canh tác khá tập trung và chuyên canh với chu kỳ từ 10 - 15 năm; vì vậy tình hình sâu bệnh hại luôn diễn biến phức tạp.

Cũng theo Phòng Kiểm dịch - pháp chế, với điều kiện thuận lợi cho nhóm côn trùng gây hại nêu trên, tình hình sâu bệnh hại trên cây hoa hồng cuối tháng 3 này đang bước vào giai đoạn tập trung nhất.

Qua điều tra, tại các vùng trồng cây hoa hồng trọng điểm thì trên một lá có từ 15 - 20 con bọ trĩ, trên một cành có từ 3 - 5 con bọ trĩ...; bệnh phấn trắng cũng gây hại khá phổ biến với tỷ lệ hại 30% lá, rệp sáp gây hại cục bộ với mật số 2 - 3 con/gốc.

Chi cục BVTV Lâm Đồng khuyến cáo: Hoa hồng là loại cây trồng rất mẫn cảm với thuốc BVTV; do vậy việc sử dụng thuốc phòng trừ dịch hại trên cây cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và khuyến cáo của nhà SX để đảm bảo không gây thiệt hại.

Chi cục BVTV Lâm Đồng vừa đưa ra cảnh báo: “Trước diễn biến của điều kiện thời tiết hiện nay, kết hợp với tập quán sử dụng thuốc BVTV còn nhiều bất cập của người trồng hoa hồng, dự báo thời gian tới, các dối tượng dịch hại như bọ trĩ, bọ phấn, nhện đỏ, rầy rệp sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển mạnh...”.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh hại trên cây hoa hồng, Chi cục BVTV lưu ý nông dân một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác: Làm cỏ, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ; không trồng quá dày; bón phân đầy đủ, cân đối và kịp thời; tỉa bỏ cành, lá, nụ và hoa có mật độ nhện đỏ, bọ trĩ, rầy rệp cao, khó phục hồi và phải đem đi khỏi vườn để tiêu hủy; nhà kính trồng hoa phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, giảm nhiệt độ trong mùa khô; tưới nước đầy đủ cho cây để hạn chế sự phát sinh, phát triển của nhóm côn trùng chích hút.

Về việc sử dụng thuốc BVTV trên cây hoa hồng ở Đà Lạt, kết quả điều tra của Chi cục BVTV Lâm Đồng cho thấy: Trung bình mỗi năm, người dân phun thuốc BVTV từ 50 - 70 lần với lượng thuốc sử dụng từ 60 - 84 kg, lít/năm/ha. Chủng loại thuốc BVTV được nông dân sử dụng trên cây hoa hồng cũng khá đa dạng với khoảng 60 tên thương phẩm.

Điều đáng lưu ý là trong số các loại thuốc BVTV được nông dân Đà Lạt sử dụng phòng trừ sâu bệnh chỉ có 9 loại thuốc có đăng ký sử dụng trên cây hoa hồng. Ngoài việc sử dụng đa dạng thuốc BVTV trong phòng trừ sâu bệnh, hầu hết nông dân thường xuyên sử dụng hỗn hợp từ 2 - 3 loại thuốc BVTV trong 1 lần phun; cùng đó có đến 75% nông dân tăng liều lượng thuốc so với khuyến cáo.

Xem thêm
1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất