| Hotline: 0983.970.780

Nhà máy nghiền đậu tương của Trung Quốc đóng cửa hàng loạt

Chủ Nhật 26/09/2021 , 10:17 (GMT+7)

Hàng chục nhà máy nghiền đậu tương đã được lệnh đóng cửa và tạm dừng sản xuất giữa lúc nhu cầu ngày càng tăng do giá than tăng và mục tiêu trung hòa carbon.

Hàng loạt nhà máy chế biến đậu tương  lớn tại Trung Quốc, nơi sản xuất thức ăn chăn nuôi và dầu ăn đã buộc phải dừng hoạt động khiến giá các sản phẩm tăng mạnh. Ảnh: Getty

Hàng loạt nhà máy chế biến đậu tương  lớn tại Trung Quốc, nơi sản xuất thức ăn chăn nuôi và dầu ăn đã buộc phải dừng hoạt động khiến giá các sản phẩm tăng mạnh. Ảnh: Getty

Theo các nguồn tin, các nhà máy nghiền đậu tương (đậu nành) ở nhiều địa phương được cho là đã được lệnh cắt hoặc tạm dừng hoạt động, bao gồm cả một số nhà máy công suất lớn.

Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, việc tạm dừng hoạt động các cơ sở chế biến đậu tương sẽ không ảnh hưởng lớn đến nguồn cung thị trường và nhập khẩu đậu tương.

Một nhân viên của một nhà máy chế biến đậu tương làm thức ăn chăn nuôi và dầu thực vật lớn ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, xác nhận tin đóng cửa do hạn chế sử dụng điện tại nhà máy hoặc nhận được lệnh tạm dừng một phần sản xuất tương tự như các nhà máy khác trên khắp đất nước.

Sản lượng giảm đã ngay lập tức đẩy giá các sản phẩm như dầu đậu nành và khô dầu đậu nành tăng cao. Hợp đồng dầu đậu nành giao tháng 11 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đã tăng gần 0,52% trong phiên hôm thứ Sáu.

Giới phân tích cho rằng, sự tăng giá này là điều tất yếu bởi giá khô đậu tương trung bình trên toàn quốc đã tăng 23 nhân dân tệ lên 3.788 nhân dân tệ (586 USD)/tấn vào thứ Sáu, tăng 0,58% so với một ngày trước đó.

Theo ông Jiao Shanwei, tổng biên tập của trang tin cngrain.com, trang web chuyên về tin tức ngũ cốc, nói: “Mặc dù sẽ có một đợt tăng giá ngắn hạn, nhưng nguồn cung trên thị trường nói chung sẽ sớm được ổn định do các doanh nghiệp có một lượng hàng tồn kho nhất định”.

Nguồn tin từ các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc lớn cũng cho biết, một số nhà máy sản xuất khô dầu đậu tương theo đơn đặt hàng nên việc họ tạm dừng sản xuất gián đoạn là điều bình thường.

Dự kiến ​​lượng nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc sẽ đạt mức cao mới trong năm nay, do nhu cầu được thúc đẩy bởi sự phục hồi của ngành chăn nuôi lợn trong nước và mối quan hệ thương mại bùng nổ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ông Jiao cho biết: “Quý 4 thường là mùa cao điểm tiêu thụ dầu ăn, và nguồn nhập khẩu đậu nành sẽ tương đối lớn”.

Ngoài ngành công nghiệp đậu tương, tác động của đợt thiếu hụt này còn ảnh hưởng rộng rãi đến hầu hết các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng, sau khi chính quyền cấp tỉnh ban hành nhiều thông báo về việc hạn chế sử dụng điện.

Theo một tài liệu của chính phủ, Cục Công nghệ Thông tin và Công nghiệp Thiên Tân cũng đã được lệnh cắt giảm điện trong một tuần kể từ hôm thứ Năm.

Ông Lin Boqiang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Năng lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn cho biết, sự thiếu hụt điện xảy ra do các đơn đặt hàng sản xuất - xuất khẩu tăng sau khi Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phục hồi sau đại dịch cũng như giá than tăng mạnh.

Nhờ sự phục hồi kinh tế nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mức tiêu thụ điện của Trung Quốc đã tăng 16,2% trong nửa đầu năm nay.

Theo một thông báo của Ủy ban kế hoạch nhà nước đưa ra hồi tháng 8, để giải quyết tình trạng thiếu hụt điện và đáp ứng mục tiêu trung hòa cacbon, 8 tỉnh thành ở Trung Quốc đã đạt đến giới hạn phát thải bao gồm Giang Tô, Quảng Đông, Phúc Kiến đã được yêu cầu giảm mức tiêu thụ năng lượng và cắt giảm khí thải cacbon.

Giới quan sát thị trường kỳ vọng, việc hạn chế sử dụng điện sẽ là một tiêu chuẩn mới trong thời gian tới. "Sản lượng của nhà máy nhiệt điện than không thể theo kịp nhu cầu điện ngày càng tăng, và năng lượng sạch không thể thay thế hoàn toàn cho nhà máy nhiệt điện than. Do đó, việc cắt điện sẽ là trạng thái bình thường trong khoảng từ một đến hai năm", chuyên gia Han Xiaoping nói.

Dệt may cũng là một ngành công nghiệp đòi hỏi năng lượng cao. Ông Tan Ke, lãnh đạo Văn phòng Thương mại quận Thiệu Hưng, ở thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc nói rằng, địa phương đã đánh giá các nhà máy dựa trên mức độ tiêu thụ năng lượng trong bối cảnh bị cúp điện, một số khu vực vẫn được tiếp tục sản xuất. Là một trung tâm công nghiệp dệt may hàng đầu thế giới, quận Thiệu Hưng có thị trường dệt may chuyên nghiệp lớn nhất ở châu Á, nơi khoảng 25% vải vóc toàn cầu được giao dịch hàng năm.

(Global Times)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm