| Hotline: 0983.970.780

Phản hồi bài: 'Đường sắt trên cao đoạn Nhổn - Ga Hà Nội, về gói thầu rà phá bom mìn của dự án...'

Nhân dân Thủ đô chỉ tin khi có hành động khảo sát thực tế

Thứ Năm 24/11/2016 , 08:30 (GMT+7)

Báo NNVN nhận được văn bản số 2160/CV-LCC của Tổng Công ty XD Lũng Lô (TCT Lũng Lô) và văn bản số 1281/ĐSĐT-VP của Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, phản hồi bài báo ra ngày 16/11/2016, về gói thầu rà phá bom mìn của dự án Đường sắt trên cao...

Báo NNVN nhận được văn bản số 2160/CV-LCC của Tổng Công ty XD Lũng Lô (TCT Lũng Lô) và văn bản số 1281/ĐSĐT-VP của Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, phản hồi bài báo ra ngày 16/11/2016, về gói thầu rà phá bom mìn của dự án Đường sắt trên cao đoạn Nhổn – Ga Hà Nội có dấu hiệu làm khống khối lượng, có thể gây mất an toàn cho nhân dân Thủ đô.


Nơi phát hiện quả bom trước cửa số nhà 69B, phố Hai Bà Trưng, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm
 

TCT Lũng Lô khẳng định, trong quá trình thi công đơn vị thực hiện theo đúng quy trình kĩ thuật, đúng phương án và đủ khối lượng các vị trí được chủ đầu tư bàn giao mặt bằng.

Theo TCT Lũng Lô và Ban QL Đường sắt đô thị Hà Nội, thì ngày 18/7/2013, Bộ Tư lệnh Công binh đã kết luận trên tuyến đã đủ điều kiện an toàn, đề nghị chủ đầu tư nghiệm thu làm cơ sở thanh quyết toán. Đến nay công tác thi công rà phá bom, vật nổ đã xong, nhà thầu đã bàn giao mặt bằng sạch về mặt bom mìn cho chủ đầu tư.

Báo NNVN xin trả lời TCT Lũng Lô và Ban QL Đường sắt đô thị Hà Nội như sau:

Ngày 5/12/2012, ông Nguyễn Quang Mạnh, nguyên Trưởng Ban QL Đường sắt đô thị Hà Nội kí QĐ thành lập Tổ công tác 144 để rà soát hồ sơ nghiệm thu gói thầu Rà phá bom mìn vật nổ đoạn tuyến cầu cạn từ Nhổn đến KS Deawoo. Tổ công tác có 5 người do ông Lê Hoài Nam làm tổ trưởng và hoạt động dưới sự chỉ đạo của Phó Ban QL Đường sắt đô thị Hà Nội Hoàng Kim Ánh.

Tháng 3/2013, Tổ 144 có báo cáo kết quả kiểm tra hồ sơ hợp đồng rà phá bom mìn vật nổ đoạn cầu cạn từ Nhổn đến KS Daewoo. Bản báo cáo này đã khẳng định hồ sơ hoàn công của nhà thầu không đúng với phương án thi công đã được phê duyệt, nhiều vị trí khoan thăm dò bị sai khác.

Tại một số vị trí chưa được giải phóng mặt bằng và nhà dân vẫn đang sinh sống bình thường nhưng nhà thầu vẫn yêu cầu hoàn công mũi khoan thăm dò là có biểu hiện khai khống khối lượng. Ngoài ra, tổ công tác còn khẳng định nhiều thiếu sót, bất minh trong hồ sơ hoàn công của nhà thầu dẫn tới không thể nghiệm thu công trình.

Theo NNVN được biết, cho đến thời điểm này, hồ sơ hoàn công của TCT Lũng Lô vẫn chưa thể nghiệm thu. Mặc dù đơn vị đã lập bản cam kết bàn giao mặt bằng sạch, an toàn và được chủ đầu tư tiếp nhận nhưng việc cam kết giữa TCT Lũng Lô với chủ đầu tư chỉ là hoạt động trên giấy. Hoạt động này có thể thể hiện niềm tin của lãnh đạo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội với TCT Lũng Lô.

Tuy nhiên, để có được niềm tin của nhân dân Thủ đô đối với độ an toàn của tuyến đường sắt trên cao thì TCT Lũng Lô phải có hành động khảo sát thực tế ở các điểm phạm vi ga số 1 trên Quốc lộ 32, phạm vi ranh giới Quốc lộ 70 đoạn từ Depot ra đường 32, khu vực vườn Cau vua trong Depot là những vị trí chưa được GPMB vào thời điểm TCT Lũng Lô thực hiện thi công.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm