| Hotline: 0983.970.780

Hành động vì hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững

Nhấn mạnh tư duy 'Chúng ta cùng nhau', thúc đẩy cơ chế phối hợp liên ngành

Thứ Ba 13/12/2022 , 06:05 (GMT+7)

Khái niệm hệ thống lương thực thực phẩm rất phức tạp, đòi hỏi những can thiệp liên ngành và sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế.

Phối hợp liên ngành 

Bài liên quan

Tại Hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) 2022 vừa qua, các chuyên gia đã tích cực thảo luận về tầm quan trọng của phối hợp đa ngành và cả hệ sinh thái từ người sản xuất đến người tiêu dùng để xây dựng và duy trì hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, bền vững và trách nhiệm.

Ông Remi Nono Womdim, Trưởng đại diện tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam cho rằng hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) là một khái niệm rất phức tạp, đòi hỏi những can thiệp liên ngành và sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế.

Hiện nay hệ thống LTTP không chỉ là câu chuyện giảm đói nghèo mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng, đây cũng là hai vấn đề được ngành y tế đặc biệt quan tâm trong thời gian qua.

Empty

Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan (ảnh trái) và ông Remi Nono Womdim, Trưởng đại diện tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam. Ảnh: Diệu Linh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chia sẻ, Bộ Y tế đã rà soát và sẽ trình Chính phủ sửa đổi dự án về an toàn thực phẩm, đây là bước đệm để triển khai, tăng cường các bước tiếp theo nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian tới. Bộ Y tế cũng đã có dự án rà soát lại vấn đề dinh dưỡng, vào cuộc cùng Ủy ban Dân tộc, Bộ NN-PTNT, Bộ LĐ-TB&XH triển khai các dự án cụ thể trong ba chương trình gồm Chương trình Xây dựng Nông thôn mới, Chương trình Giảm nghèo bền vững và Chương trình Phát triển Kinh tế - Xã hội miền núi và đồng bào thiểu số. Trong đó, Bộ Y tế đã có các chương trình để giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng ở các lứa tuổi và tại khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn. Cùng đó, Bộ cũng giao Viện Dinh dưỡng tham mưu xây dựng dự án điều chỉnh chế độ dinh dưỡng theo từng lứa tuổi, vừa đảm bảo chống suy dinh dưỡng, vừa chống béo phì, đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Về phía Bộ Công thương, ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu nhấn mạnh công tác thông tin, truyền thông đến người sản xuất về an toàn thực phẩm. Để người sản xuất sản phẩm đáp ứng được tín hiệu của thị trường, sản phẩm đó phải có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có thương hiệu, nhãn mác, theo các yêu cầu tiêu chuẩn tại thị trường trong nước hay thị trường xuất khẩu.

“Chúng tôi đã có thông tin, truyền thông, khuyến cáo tới địa phương, doanh nghiệp và HTX cũng như người sản xuất về lĩnh vực an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn sản phẩm trong khâu tiêu thụ xuất khẩu”, ông Toản cho biết. Trong thời gian qua Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT đã thường xuyên triển khai khuyến cáo tới doanh nghiệp về khâu đầu tư kho dự trữ để bảo quản sản phẩm và chế biến sâu, tạo điều kiện cho sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài được thuận lợi và bảo đảm các yêu cầu liên quan đến an toàn thực phẩm của các đối tác quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng đã xúc tiến thương mại nông sản, thực phẩm trên nền tảng số gồm các sàn thương mại điển tử để các sản phẩm chất lượng, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng đến được tay người tiêu dùng nhanh và bảo đảm an toàn nhất.

Theo ông đánh giá, thời gian qua các bên đã thực hiện rất tốt về vấn đề phối hợp giữa các bộ ngành và chính quyền địa phương trong thời gian qua. Tuy nhiên, vai trò của cấp địa phương cần đặc biệt nhấn mạnh hơn nữa vì đây là đầu cầu kiểm soát từ nơi sản xuất, có trách nhiệm kết nối doanh nghiệp xuất khẩu và người phân phối, sản xuất và là nơi tại ra chuỗi giá trị.

Câu chuyện an ninh lương thực cũng gắn liền với tài nguyên đất đai, nước. Ông Nguyễn Trung Thắng, đại diện Bộ TN-MT cho biết, Bộ này đang tiến hành sửa đổi Luật Đất đai và điều chỉnh nội dung hạn mức sử dụng đất nông nghiệp, cho phép điều chỉnh linh hoạt sử dụng đất nông nghiệp và tích tụ đất đai để sản xuất LTTP. Về tài nguyên nước, Bộ đã dựng quy hoạch tài nguyên nước theo lưu vực sông và sửa đổi Luật Tài nguyên nước, góp phần đủ nước cho sản xuất nông nghiệp nói chung và thực phẩm nói riêng.

“Chúng ta cùng nhau”

Nói về cơ chế phối hợp chuyển đổi hệ thống LTTP cùa Việt Nam cũng như nhu cầu hợp tác để ngành nông nghiệp chuyển đổi từ đơn ngành sang đa ngành, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh bốn chữ “Chúng ta cùng nhau”. Theo người đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam, hiện vẫn còn khoảng cách mênh mông giữa diễn đàn và đời sống xã hội.

“Khó nhất là nâng cao truyền thông, nhận thức nhưng với phương pháp tiếp cận đơn giản và hiệu quả nhất. Làm sao để những bộ tài liệu, những thông tin từ các diễn đàn, chia sẻ kiến thức của các chuyên gia về LTTP, an toàn thực phẩm, về dinh dưỡng có thể đến cấp cơ sở bằng ngôn ngữ dễ hiểu và đơn giản nhất”, Bộ trưởng trăn trở.

20200828_085539-094322_374

Cơ chế phối hợp liên ngành, đa ngành sẽ củng cố nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh nhiệm vụ tri thức hóa người nông dân, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng chỉ ra rằng cần sự phối hợp giữa các bên, tránh cắt khúc trong chuỗi LTTP từ nông trại đến thị trường và đến bàn ăn. Ở chiều ngược lại, người tiêu dùng cũng là đối tượng cần nâng cao nhận thức. “Một ngày nào đó, khi người tiêu dùng khó tính hơn, hiểu biết thế nào là cân bằng dinh dưỡng, truy xuất nguồn gốc thì thị trường cũng sẽ thay đổi. Từ đó, nguồn cung cũng sẽ thay đổi theo, những nhà sản xuất không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lúc đó sẽ không được chấp nhận”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ góc nhìn. 

Yếu tố cùng nhau hành động, phối hợp đa bên cũng được ông Remi Nono Womdim, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam nhấn mạnh. Với tư cách là cơ quan đại diện của Liên hợp quốc trong lĩnh vực lương thực thực phẩm tại Việt Nam, FAO sẽ hỗ trợ các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam để xúc tiến các cuộc đối thoại thường xuyên giữa nước thành viên để nói về câu chuyện quản trị hệ thống LTTP. Ông Remi khẳng định, việc xúc tiến các chương trình, hội thảo là những ưu tiên trong hỗ trợ kỹ thuật của FAO nhằm giúp Việt Nam chuyển đổi hệ thống LTTP thành công.

Theo ông Remi, tại các diễn đàn, hội nghị, FAO sẽ có cơ hội để tiếp cận thông tin, dữ liệu của các quốc gia thành viên, từ đó tối ưu hóa, tối đa hóa, vốn hóa tri thức này, biến nó thành nguồn vốn, chất xúc tác để xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ phù hợp.

Đại diện FAO cho rằng sự phối hợp giữa các ngành nông nghiệp, y tế, công thương và môi trường trong tiến trình xây dựng hệ thống LTTP bền vững là vô cùng quan trọng.

“Khi nói đến sự phối hợp liên ngành giữa y tế và nông nghiệp, chúng ta nói đến những nỗ lực giúp vượt qua ranh giới dịch bệnh của vật nuôi, từ đó bảo đảm nguồn cung LTTP an toàn. Nhắc đến vấn đề môi trường, chúng ta nói đến hai mục tiêu song hành là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm song vẫn có thể tận dụng tài nguyên để phục vụ cho tương lai. Bên cạnh đó, làm sao để bảo vệ môi trường mà vẫn đảm bảo sinh kế của người nông dân và người sản xuất. Và tiếp đến là câu chuyện thương mại nông sản không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Trong những mối liên kết này, vai trò điều hành, quản trị rất quan trọng để bảo đảm chúng ta có thể hướng tới chuyển đổi hệ thống LTTP minh bạch, trách nhiệm và bền vững”, ông Remi Nono Womdim cho biết.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khoanh vùng thiếu nước để ngừng sản xuất nông nghiệp

Công ty Thủy lợi Khánh Hòa khuyến cáo người dân không tự ý sản xuất đối với diện tích đã khoanh vùng tạm dừng sản xuất, nhằm tránh thiệt hại do không có nước tưới.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.