| Hotline: 0983.970.780

Bí quyết những huyện sử dụng ít thuốc trừ sâu

Nhân rộng các mô hình giảm sử dụng thuốc hóa học của Hà Nội

Thứ Sáu 16/07/2021 , 13:00 (GMT+7)

Tôi có người bạn Nhật Bản học cùng Trường Timiriazep Moskva (Liên Xô cũ) là Yomida, Tết 2021, anh viết thư chúc mừng năm mới trong đó có đoạn liên quan đến nghề nông.

“Tôi thấy các bạn Việt Nam trên các diễn đàn trong nước và quốc tế thường tỏ ra rất tự hào về việc Việt Nam đứng hàng thứ hạng cao về năng suất cây trồng so với thế giới. Ở nước chúng tôi chỉ phấn đấu năng suất trung bình khá nhưng phải là số 1, số 2 về giá bán do chất lượng cao”.

Kiểm tra lúa áp dụng IPM, SRI ở Hà Nội. Ảnh: Tư liệu.

Kiểm tra lúa áp dụng IPM, SRI ở Hà Nội. Ảnh: Tư liệu.

Hai câu chuyện có thật

Gần đây, ở sân bay Nội Bài tôi có gặp một đoàn rất đông thanh niên nam, nữ đi xuất khẩu lao động về. Thấy họ có không khí rất vui vẻ và nét mặt rạng rỡ, tôi hỏi chuyện: “Các bạn ra nước ngoài làm việc có cạnh tranh được không và cạnh tranh bằng nghề gì?” Họ trả lời rất tự tin: “Chúng cháu cạnh tranh được và cạnh tranh bằng nghề chế biến thực phẩm với nấu ăn”.

Câu chuyện thứ nhất rất đáng để chúng ta cùng suy ngẫm, riêng tôi cảm thấy xấu hổ và tự ái, bạn tôi cùng là Tiến sĩ nhưng họ là thầy. Câu chuyện thứ hai làm cho tôi tin tưởng nước mình có lợi thế ẩm thực như lời khuyên của GS. Philip Kotle - cha đẻ ngành Marketing thế giới hiện đại: “Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới”.

Không biết hiện nay các trường đại học, học viện của ta có bao nhiêu khoa “Công nghiệp thực phẩm”. Tôi nhớ ngày xưa khoa này có ở Đại học Bách khoa và chị Mai Kiều Liên, anh hùng đầu tiên trong ngành sữa Việt Nam học ngành này.

Liên hệ với thực tế, trên thế giới có McDonald's, CP Group… Việt Nam có ông Phạm Nhật Vượng đi lên từ mỳ gói, bánh đa, nước mắm… trong nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu, Nga; "Bầu Đức" ra nước ngoài làm nông nghiệp lớn, bà Thái Hương sang Nga làm sữa; ở trong nước nói vui từ Bắc chí Nam ở đâu cũng có "Tổng công ty xuyên quốc gia Cơm Phở" và dịch vụ du lịch, hàng ngàn công ty chế biến lương thực thực phẩm ra OCOP… 

Nông nghiệp tối đa sang nông nghiệp tối ưu

Hiện nay, chúng ta có khoảng 13 triệu ha gieo trồng (cây hàng năm 10,5 triệu, cây lâu năm 2,65 triệu) và bờ biển dài 3.000 km, sản xuất ra khoảng 45 triệu tấn lúa, 20 triệu tất rau, 20 triệu tấn quả, 6 triệu tấn ngô, 6 triệu tấn thịt, 8 triệu tấn thủy sản, 1 triệu tấn sữa, 15 tỷ quả trứng… đứng hàng đầu trong Top 15 nước xuất khẩu nông sản với năng suất đạt cao: lúa 6 tấn/ha/vụ, cà phê 5 tấn (đứng thứ 2 thế giới), hồ tiêu 5 tấn (đứng thứ nhất), điều 2,5 tấn (đứng thứ 4), sắn 20 tấn/ha/vụ, cây ăn quả 20 tấn/ha/vụ… Những con số này là ít so với cầu nếu chất lượng tốt và là nhiều so với cung nếu chất lượng kém.

Để sản xuất trồng trọt, hàng năm chúng ta phải nhập 100.000 tấn thuốc và chế phẩm hóa học để phòng trừ sâu bệnh, côn trùng có hại với giá trị khoảng 1 tỷ USD có độ độc loại 1 (10%) loại 2 (50%) loại 3 (30%) loại 4 (10%), tính theo độ hoạt tính là 2kg/ha.

Theo 15 Hiệp định FTA thế hệ mới được ký kết, các sản phẩm trồng trọt bị trả về do không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nguyên nhân đứng hàng đầu là: 1 thuốc trừ cỏ dại, 2 thuốc sâu, 3 thuốc bệnh hóa học, 4 vi sinh vật, 5 hooc môn tăng trưởng…; trong chăn nuôi là kháng sinh, hooc môn, chất cấm…

Như vậy, chúng ta cần tạo ra những bước “nhảy vọt thần kỳ” về chất lượng như giống ST24, ST25 cho gạo ngon nhất nhì thế giới (2019, 2020); hoặc mua bán giống lúa lai TH3-3 với giá trị 10 tỷ đồng khởi nguồn cho phản ứng dây truyền chuyển giao bản quyền giống cây trồng, tạo ra các “dư chấn” cho 4.500 sản phẩm OCOP… ở 7 vùng sinh thái.

Mô hình lúa cá ở Phú Xuyên. Ảnh: Dương Đình Tường.

Mô hình lúa cá ở Phú Xuyên. Ảnh: Dương Đình Tường.

Từ trên xuống - mô hình nông nghiệp Hà Nội

Thành phố Hà Nội có 18 huyện nông nghiệp ngoại thành với 200.000 ha đất nông nghiệp, là thành phố lớn nhất cả nước về nông nghiệp. Ở các huyện Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đan Phượng… mỗi huyện trung bình có khoảng 30 xã, 70.000 ha đất lúa, 1.000 ha rau quả, 80 - 100 cửa hàng đại lý vật tư nông nghiệp.

Mô hình hiện nay mỗi huyện trung bình chỉ sử dụng 0,2 - 0,3kg thuốc trừ sâu bệnh hóa học/ha/năm. Con số này chỉ bằng 1/10 mức sử dụng bình quân trên cả nước về bảo vệ thực vật (số liệu Cục BVTV).

Mô hình này có 3 thay đổi lớn: Sử dụng máy cấy (toàn thành phố có 330 máy, 350 triệu/máy, bình quân 30 máy/huyện, riêng Phú Xuyên 45 máy); Sử dụng máy gặt đập (toàn thành phố 800 máy, 600 triệu/máy, bình quân 50 máy/huyện). Tỷ lệ diện tích gặt bằng máy chiếm 80 - 90%.

Như vậy hai khâu nặng nhọc nhất của người lao động trong quy trình đã được cơ giới hóa, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch lao động do công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa. Quy trình sản xuất cũ thời gian làm nông/vụ cần 1 tháng nay đã được rút ngắn lại khoảng 7-10 ngày, đảm bảo đúng quy trình thời vụ, tạo ra tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Sau dồn điền đổi thửa, mỗi hộ trước đây canh tác 10 - 12 thửa nay chỉ còn 1 - 2 thửa, được cấp lại Giấy CNQSDĐ, tạo ra điều kiện cơ giới hóa và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao, có diện tích đủ lớn, tạo vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp.

Các mô hình Chuyên Mỹ (Phú Xuyên) thị trấn Xuân Mai, xã Quảng Bị (Chương Mỹ), xã Đỗ Động (Thanh Oai), xã Đan Phượng (Đan Phượng)… đã áp dụng quy trình sáng tạo trong trồng trọt: trừ rầy bằng dầu mazut trộn cát, trừ chuột bằng thuốc sinh học, trừ ốc bươu vàng bằng nuôi vịt (một xã Quảng Bị, Chương Mỹ có 50.000 con vịt), trừ cỏ bằng 50 kg kali + 50 kg đạm + 200 lít nước rồi phun, trừ ruồi vàng bằng bẫy dính, bả chua ngọt, diệt giáp xác bằng vi sinh vật… Mô hình lúa – cá – vịt là hiệu quả ở vùng lúa.

Phổ cập mô hình ra 7 vùng địa lý sinh thái

Trên thế giới, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) chia ra 3 nền nông nghiệp: tiên phong/ngang hàng/theo sau. Việt Nam đang ở Top đầu nhưng chỉ là về lượng, chưa chuyên nghiệp, chưa phát triển bền vững.

Hiện nay về “văn trị” tôi nghĩ chúng ta đã có khá đầy đủ (Nghị quyết Đại hội 13, Nghị quyết Đại hội các tỉnh, các huyện, các xã… Vấn đề còn lại là lựa chọn “võ công” gì và tổ chức thực hiện ở 7 vùng kinh tế sinh thái theo 3 nhịp: 2021 – 2025/ 2025 – 2030/ 2030- 2045; Xây dựng 3 giá trị nông sản: giá trị kinh tế (tối ưu), giá trị xã hội (sức khỏe con người), giá trị môi trường (không gian sự sống).

Mô hình lúa, cá, vịt của huyện Phú Xuyên. Ảnh: Dương Đình Tường.

Mô hình lúa, cá, vịt của huyện Phú Xuyên. Ảnh: Dương Đình Tường.

Từ năm 2000, “chân dung” ngành nông nghiệp xuất hiện doanh nghiệp và chủ trang trại cùng với HTX kiểu mới là 3 lực lượng sản xuất tiên tiến có kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới. Cơ chế PPP (hợp tác công tư) và cho thuê quyền sử dụng đất là những cơ chế tiên tiến mới trong nông nghiệp.

Hà Nội đã kiện toàn hệ thống quản lý chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, hợp nhất Trồng trọt và BVTV, Chăn nuôi và Thú y, mỗi xã có một cộng tác viên khuyến nông, HTX xã không dịch vụ thuốc BVTV, xuất hiện những mô hình chuyển đổi lúa, mô hình rau, mô hình quả, mô hình chăn nuôi thủy sản, mô hình du lịch nông nghiệp… GAP trở thành tính từ của sản phẩm, tốc độ phát triển nông nghiệp cao nhất cả nước. Những mô hình này còn bảo vệ và sử dụng đất, xử lý cân bằng các mối quan hệ sản xuất, tiêu thụ; các Chi cục còn kết hợp với Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn xử lý rác thải, phế thải thuốc BVTV…

"Sắp tới các Cục và Chi cục chuyên ngành nên triển khai công nghệ số, coi phần mềm, điện thoại thông minh và thiết bị cảm biến, AI là công cụ sản xuất. Chúng ta phấn đấu tăng trưởng 1% nông nghiệp mới có tăng trưởng 2% GDP quốc gia. Triển khai Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Thủy sản, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy lợi. Đào tạo thế hệ nông dân mới chuyên nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững." TS Lê Hưng Quốc.

Nguyên Cục trưởng Cục Khuyến nông Khuyến lâm

Xem thêm
Phát hiện cơ sở chuyên xử lý lợn ốm chết ở Vĩnh Phúc

Chủ cơ sở ở Vĩnh Phúc cho biết, lợn thu mua của dân đó đều là các con bị ốm do xuất huyết hoặc yếu do nắng nóng hoặc chết không rõ nguyên nhân.

Dịch lở mồm long móng nguy cơ quay trở lại

Tại Bắc Kạn, sau nhiều năm bệnh lở mồm long móng trên gia súc tạm lắng, gần đây dịch bệnh nguy cơ bùng phát trở lại.

Sầu riêng rụng quả non hàng loạt do sốc nhiệt

KHÁNH HÒA Nhiều diện tích sầu riêng ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đang thời kỳ quả non bị rụng hàng loạt do sốc nhiệt.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).