| Hotline: 0983.970.780

Nhãn sắp thu hoạch bị ngập úng, dân lo ngay ngáy

Thứ Bảy 13/08/2022 , 05:35 (GMT+7)

HƯNG YÊN Mưa lớn những ngày qua khiến nhiều diện tích nhãn đang vào kỳ thu hoạch ở Hưng Yên bị ngập úng, nguy cơ rụng, nứt, giảm chất lượng, giảm giá bán.

Tỉnh Hưng Yên đang bước vào vụ thu hoạch nhãn. Nhưng cơn bão số 2 vừa xảy ra đã làm nhiều diện tích cây ăn quả nói chung, cây nhãn nói riêng ở địa phương này bị úng ngập cục bộ. Nông dân đang lo lắng sau đợt mưa lớn, khi trời nắng ráo, sẽ có tỉ lệ lớn quả nhãn sẽ bị nứt, rụng, xấu mã, chậm lớn hoặc giảm chất lượng, giảm giá bán.

Nhiều vườn nhãn bị ngập úng khá sâu ở xã Hông Nam, Thành phố Hưng Yên. Ảnh: Hải Tiến.

Nhiều vườn nhãn bị ngập úng khá sâu ở xã Hông Nam, Thành phố Hưng Yên. Ảnh: Hải Tiến.

Thành phố Hưng Yên và phụ cận đang bước vào mùa thu hoạch rộ nhãn, mưa lớn những ngày qua đã khiến nhiều diện tích nhãn bị úng ngập. Ông Bùi Văn Hoa ở thôn Nễ Châu, xã Hồng Nam, (Thành phố Hưng Yên) buồn rầu cho biết: Nhà ông trồng 0,36ha nhãn, sản lượng quả vụ này ước đạt già 2 tấn, nghĩ sẽ bán được hết nhãn làm quà với giá cao (13.000 - 16.000 đồng/kg). Nào ngờ làm đến ngày ăn rồi trời còn không cho.

Ông lo lắng kể cả khi trời tạnh ráo trở lại, nhãn cũng bị nứt, rụng một phần hoặc xấu mã, giảm chất lượng, giảm giá bán. Có thể phải cho vào “lò nướng” (lò sấy) chế biến làm long nhãn hết! Lúc đó nhà nào cũng hái quả, giá nhãn bán cho các lò sấy nhiều khả năng sẽ rớt giá, có khi chỉ còn 5.000 - 6.000 đồng/kg (hiện tại giá nhãn chiến biến làm long nhãn đang 8.000 - 1.000 đồng/kg).

Do ngập nước nên người dân lo lắng sau khi trời tạnh ráo, nhãn sẽ nứt, rụng quả, giảm chất lượng, giá bán thấp. Ảnh: Hải Tiến.

Do ngập nước nên người dân lo lắng sau khi trời tạnh ráo, nhãn sẽ nứt, rụng quả, giảm chất lượng, giá bán thấp. Ảnh: Hải Tiến.

Qua hỏi vườn nhãn nhà ông Bùi Văn Duyên ở đội 7 (xã Hồng Nam) có bị ngập úng không? Ông Duyên liền phán ngay một câu: “Tôi đang tính mua cá về thả nuôi trong vườn nhãn đây!”. Nói rồi ông Duyên kể, nhà ông trồng 5 sào nhãn, năm nay được mùa, ước cho tới 3,5 tấn quả, may là đã bán được hơn 1 tấn. Số còn lại sau đợt mưa này chắc chắn sẽ thất thu. Vì vườn nhãn bị ngập úng, rễ cây không hút được dinh dưỡng, sinh trưởng tạm thời bị đình trệ, dẫn đến quả kém ngọt, giảm giá bán, có thể phải cho nhãn vào "lò nướng" hết. “Cây nhãn giờ không còn là cây làm giàu như hơn 15 năm trước đây”, ông Bùi Văn Duyên than phiền.

Tin từ phòng NN-PTNT Khoái Châu (Hưng Yên) cũng cho biết, toàn huyện trồng chừng 1.500ha nhãn, trong đó có 480ha bị úng cục bộ trong đợt mưa những ngày qua. Vào thăm thực tế nhãn trồng tại các xã An Vĩ, Hàm Tử, Liên Khê, Tân Dân, Dông Kết… chúng tôi thấy cơ bản diện tích nhãn trên địa bàn đều bị ngập úng, ruộng đã rút nước độ ẩm đất cũng ở ngưỡng bão hòa (100%). Theo đó, quả nhãn sẽ chậm lớn, xấu mã, ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm.

Vườn nhãn bị úng ngập của bà Trần Thị Tuất ở thôn Phương Độ (phường Hồng Châu, Thành phố Hưng Yên). Ảnh: Hải Tiến.

Vườn nhãn bị úng ngập của bà Trần Thị Tuất ở thôn Phương Độ (phường Hồng Châu, Thành phố Hưng Yên). Ảnh: Hải Tiến.

Được biết, mùa vụ này tỉnh Hưng Yên có khoảng 4.000ha nhãn cho quả và cho thu hoạch, gieo trồng chủ yếu ở khu vực Thành phố Hưng và huyện Khoái Châu. Do nhãn ở Khoái Châu chín muộn, nên ít bị ảnh hưởng hơn so với các trà nhãn đang cho thu hoach như khu vực Thành phố Hưng Yên.   

Đợt mưa lớn vừa qua không kéo dài, nhưng nhiều nhà vườn ở Hưng Yên vẫn bị ngập úng, theo nông dân thì do nhiều năm nay, hầu hết các nhà nông trồng rau màu và cây ăn trái trên địa bàn đều khoan giếng tại chỗ lấy nước tưới cây, ít quan tâm nạo vét, tu bổ kênh mương nội đồng. Vì vậy sau mưa, nước không tiêu thoát được, bị ứ đọng lại hoặc tiêu thoát không kịp thời.

Để giảm thiểu rủi ro úng ngập, các địa phương cần có giải pháp nạo vét kênh mương thường xuyên để tiêu thoát nước ngay tại các khu vực có trồng cây ăn trái. Đồng thời, các nhà vườn trồng nhãn, bao gồm cả diện tích chưa cho quả cũng phải xẻ rãnh sâu trong vườn, khơi thông dòng chảy, rút thật nhanh mọi nguồn nước có trong vườn. Kết hợp thu hoạch sớm nhất có thể đối với các diện tích nhãn đã chín, sau phân loại tiêu thụ nhãn ngon bán làm quà, nhãn xấu, kém đưa vào chế biến long nhãn.

Các lò sấy long nhãn ở Hưng Yên đang vào mùa, nhiều khả năng giá nhãn sẽ hạ thấp do lượng nhãn làm long tăng cao bởi ảnh hưởng do mưa, ngập úng. Ảnh: Hải Tiến.

Các lò sấy long nhãn ở Hưng Yên đang vào mùa, nhiều khả năng giá nhãn sẽ hạ thấp do lượng nhãn làm long tăng cao bởi ảnh hưởng do mưa, ngập úng. Ảnh: Hải Tiến.

Hiện nay, nhãn Hưng Yên đang phải cạnh tranh quyết liệt với nhãn Sơn La ngon không kém, sản lượng lớn hơn rất nhiều nhờ đất đai rộng, thời thiết khí hậu thích hợp. Ngoài ra nhãn Hưng Yên còn phải cạnh tranh với nhãn Thái Lan nhập khẩu. Mặt khác, nguồn lao động nông nghiệp trẻ khỏe của Hưng Yên đang tập trung vào làm trong các khu công nghiệp trong tỉnh nên việc thâm canh, chăm sóc cây nhãn ngày càng khó khăn.

Bên cạnh đó, việc phát triển ngành nghề chế biến long nhãn ở đây cũng gặp nhiều khó khăn, còn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và chưa có công nghệ chế biến sâu, tự động hóa hoặc cơ giới hóa ngành nghề này để nâng cao năng suất, giảm lao động thủ công.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.