| Hotline: 0983.970.780

Nhập khẩu 1.800 con bò Mỹ, Tập đoàn TH 'nâng hạng' đàn bò Việt Nam

Thứ Hai 26/11/2018 , 08:42 (GMT+7)

Từng cá thể trong đàn bò đưa về Việt Nam lần này được các chuyên gia chăn nuôi của Tập đoàn TH chọn lọc cẩn thận từ lý lịch, phả hệ, tiềm năng di truyền đến ngoại hình, thể chất, tiềm năng năng suất sữa...

nh11-1492592834418111809783
Đàn bò mới của TH đặt nền móng cho hệ gene giống bò ưu tú

“Với việc nhập khẩu 1.800 con bò mang gene ưu tú Holstein từ Mỹ, Tập đoàn TH đã đặt thứ hạng giống bò tại Việt Nam cao hơn những giống bò khác ở Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Trung Đông, Nam Mỹ, thậm chí ở cả châu Âu”, đó là chia sẻ của ông Brandon Webb – CEO của Royal Atlantic Holdings là nhà cung cấp bò lớn nhất của Mỹ cho các nước.

Hiện trên thế giới, các nước có đàn bò sinh sản tốt nhất là Mỹ, Canada, Israel, Italia và bò cho sữa có năng suất cao nhất tại các nước kể trên đều sử dụng gene tinh chọn ưu tú Holstein.

Với mục tiêu phát triển đàn bò theo hướng tiếp tục nâng cao chất lượng, sản lượng sữa để SX ra các sản phẩm sữa tươi sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế cung cấp cho người tiêu dùng, Tập đoàn TH đã nhập gần 1.800 con bò mang nguồn gene quý về Việt Nam. Và sau 21 ngày lênh đênh trên biển Thái Bình Dương, đàn bò đã cập bến an toàn tại cảng Cửa Lò – Nghệ An vào tháng 10/2018.

Từng cá thể trong đàn bò đưa về Việt Nam lần này được các chuyên gia chăn nuôi của Tập đoàn TH chọn lọc cẩn thận từ lý lịch, phả hệ, tiềm năng di truyền đến ngoại hình, thể chất, tiềm năng năng suất sữa (lên đến 12.000 lít/con/chu kỳ 305 ngày) và khả năng chống đỡ bệnh tật khi nuôi ở vùng nhiệt đới.

bo-th111839151
Từng cá thể trong đàn bò đưa về Việt Nam lần này được các chuyên gia chăn nuôi của Tập đoàn TH chọn lọc cẩn thận

Đặc biệt, đàn bò đều có tiềm năng di truyền giúp hạn chế tỷ lệ mắc bệnh viêm vú, đảm bảo cho ra dòng sữa có hàm lượng đạm và chất béo cao. Tập đoàn TH là DN tiên phong thực hiện hàng loạt đợt nhập bò sữa chất lượng cao từ New Zealand, Mỹ.

Cho đến nay các thế hệ bò thứ 3, 4 được sinh ra và thích nghi tốt với điều kiện Việt Nam, năng suất sữa bình quân 9.000 lít/con/chu kỳ (305 ngày), cao nhất Việt Nam. Với đàn bò cao sản mới lần này, TH tiếp tục phấn đấu nâng cao năng suất sữa. 

Cùng với đó là chế độ chăm sóc, dinh dưỡng đặc biệt để đàn bò cung cấp nguồn sữa chất lượng. Khi nhập về, bò nuôi bằng 12- 16 món ăn khoái khẩu chế biến trực tiếp từ các nguồn nguyên liệu sạch là giống cỏ cao cấp, cao lương, ngô, hướng dương… với công nghệ lập khẩu phần, phối trộn chế biến và cung cấp thức ăn hoàn toàn tự động, vi tính hóa 100% dưới sự tư vấn và điều hành bởi các chuyên gia dinh dưỡng vật nuôi Israel. 

Trang trại áp dụng công nghệ quản lý đàn bằng chip Afitag, có thể phát hiện bò bị bệnh trước 4 ngày để cách ly điều trị, chỉ có những cô bò khỏe mạnh mới bước vào dàn vắt sữa.

bo-su-deo-chip111827766
Đàn bò của TH true Milk được gắn chip theo dõi

Bò được vắt sữa hoàn toàn tự động bằng 4 núm vú chân không. Sau khi vắt, sữa chảy qua một hệ thống đường ống inox có các lá kẽm mỏng kết nối với các dàn lạnh trung tâm, được đột ngột làm lạnh xuống dưới 4oC và chuyển ngay đến bồn bảo quản sữa, vận chuyển sang nhà máy sữa TH để chế biến. 

Từ khi sữa vắt từ bầu vú bò đến lúc tới tay người tiêu dùng đều vận hành khép kín- không có không khí lọt vào, đảm bảo sự tươi, sạch, thơm ngon, tinh khiết, hàm lượng chất dinh dưỡng nguyên vẹn.

Tháng 4/2017, Tập đoàn TH nhập đợt bò sữa đầu tiên từ Mỹ với 1.300 con. Trước đó, Tập đoàn TH nhập khẩu 17 đợt bò sữa khác từ New Zealand. Toàn bộ bò sữa nhập khẩu được nuôi và tiếp tục nhân giống tại các Cụm trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, ứng dụng công nghệ cao có quy mô lớn nhất châu Á của Tập đoàn TH ở Nghệ An.

Điểm đặc biệt là TH không giữ riêng bí quyết chăn nuôi bò sữa cho riêng mình mà sẵn sàng chia sẻ với người chăn nuôi bò sữa để cùng cải tạo đàn bò.

Đại diện Tập đoàn TH cho biết, đầu năm 2017, 4 bê đực được sinh ra từ nguồn phôi đông lạnh phân ly giới tính nhập khẩu từ Mỹ bằng công nghệ phôi đã được Tập đoàn TH trao tặng cho Trung tâm Giống gia súc lớn thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia để làm giống.

Đây là món quà vô cùng quý để phục vụ việc cải tạo đàn bò sữa hiện có ở Việt Nam, hỗ trợ nông dân chăn nuôi bò sữa cải thiện năng suất, chất lượng sữa.

 

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm