| Hotline: 0983.970.780

Nhật Bản đồng ý cho hệ thống xử lý quả vải tươi xuất khẩu vận hành

Chủ Nhật 04/06/2023 , 09:48 (GMT+7)

Chuyên gia Nhật Bản công nhận hệ thống xử lý quả vải tươi xuất khẩu của 3 doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng theo đúng các quy định và có thể đi vào vận hành.

Ngày 3/6, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) phối hợp cùng các chuyên gia kiểm dịch thực vật của Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản thực hiện kiểm tra, đánh giá hệ thống xử lý quả vải tươi xuất khẩu sang Nhật Bản bằng Methyl Bromide của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ, Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam đặt tại huyện Thanh Hà (Hải Dương) và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu tại xã Phượng Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) theo quy định kiểm dịch thực vật nhập khẩu của Nhật Bản đối với quả vải thiều Việt Nam.

Cán bộ kiểm dịch thực vật của Cục Bảo vệ thực vật và các chuyên gia Nhật Bản cùng nhau tiến hành kiểm tra hệ thống xử lý quả vải tươi xuất khẩu sang Nhật Bản bằng Methyl Bromide của các doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: Trung Quân.

Cán bộ kiểm dịch thực vật của Cục Bảo vệ thực vật và các chuyên gia Nhật Bản cùng nhau tiến hành kiểm tra hệ thống xử lý quả vải tươi xuất khẩu sang Nhật Bản bằng Methyl Bromide của các doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: Trung Quân.

Tại buổi kiểm tra, các chuyên gia Nhật Bản đã cùng cán bộ kiểm dịch thực vật của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) kiểm tra, đánh giá hệ thống buồng xử lý cũng như các trang thiết bị phục vụ cho việc xử lý quả vải. Tất cả các chỉ số đều được chuyên gia Nhật Bản so sánh, đối chiếu tỉ mỉ với quy định kiểm dịch chi tiết mà Nhật Bản đã chính thức công bố vào năm 2019.

Kết thúc buổi kiểm tra, các chuyên gia từ phía Nhật Bản đánh giá cao sự vào cuộc của Cục BVTV và sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của các đơn vị xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam khi tất cả các chỉ số kiểm tra đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của phía Nhật Bản.

Cả 3 cơ sở xử lý đều được phía Nhật Bản công nhận và có thể tiến hành ngay việc xử lý quả vải tươi xuất khẩu đi Nhật Bản theo kế hoạch.

Ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật (Cục BVTV) cho biết, sau 2 năm gián đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay các chuyên gia từ phía Nhật Bản sẽ trực tiếp sang Việt Nam kiểm tra, đánh giá, giám sát việc xử lý đối với từng lô vải tươi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Chỉ những lô vải được chuyên gia Nhật Bản phối hợp với cán bộ kiểm dịch thực vật của Việt Nam giám sát xử lý và đảm bảo yêu cầu kiểm dịch thực vật của Nhật Bản mới được phép xuất khẩu sang thị trường này.

Tất cả các chỉ số đều được chuyên gia Nhật Bản kiểm tra, so sánh, đối chiếu rất tỉ mỉ theo quy định. Ảnh: Trung Quân. 

Tất cả các chỉ số đều được chuyên gia Nhật Bản kiểm tra, so sánh, đối chiếu rất tỉ mỉ theo quy định. Ảnh: Trung Quân. 

Theo ông Hà, việc các chuyên gia từ phía Nhật Bản sang kiểm tra, giám sát trực tiếp không khiến các doanh nghiệp Việt Nam cảm thấy áp lực, vì trong nhiều năm trở lại đây dưới sự hướng dẫn của Cục BVTV thì các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm và sự chuẩn bị kỹ lưỡng theo các tiêu chuẩn mà phía bạn đưa ra.

Ngược lại, với việc các chuyên gia Nhật Bản phối hợp cùng với cán bộ kiểm dịch thực vật của Cục BVTV kiểm tra quá trình xử lý, đóng gói, niêm phong và cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu ngay tại cơ sở xử lý sẽ giúp các lô hàng quả vải tươi rút ngắn được thời gian vận chuyển, kiểm tra và thông quan tại cửa khẩu trước khi vào thị trường Nhật Bản.

Đồng thời, khi các chuyên gia Nhật Bản và cán bộ kiểm dịch của Cục BVTV cùng tiến hành kiểm tra trực tiếp các lô hàng, trường hợp chuyên gia phía bạn có những băn khoăn hoặc yêu cầu làm rõ thêm những nội dung liên quan, cán bộ của Cục BVTV sẽ kịp thời giải thích, trao đổi, thống nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Sau khi kiểm tra, chuyên gia Nhật Bản công nhận hệ thống xử lý quả vải tươi xuất khẩu sang Nhật Bản của 3 doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định. Ảnh: Trung Quân.

Sau khi kiểm tra, chuyên gia Nhật Bản công nhận hệ thống xử lý quả vải tươi xuất khẩu sang Nhật Bản của 3 doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định. Ảnh: Trung Quân.

Ngoài ra, việc chuyên gia Nhật Bản kiểm tra trực tiếp tại vùng sản xuất và cơ sở xử lý quả vải tươi sẽ tạo “cú huých” để người dân, doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hơn ý thức trong việc đẩy mạnh sản xuất vải theo hướng an toàn để tạo ra những quả vải chất lượng cao, không chỉ xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản mà còn vươn tới các thị trường khác như Úc, Mỹ… Từ đó, giúp nâng cao giá trị, sức cạnh tranh cho quả vải Việt Nam, gia tăng thu nhập cho người dân.

Năm nay, các chuyên gia từ phía Nhật Bản sẽ trực tiếp sang Việt Nam kiểm tra, đánh giá, giám sát việc xử lý đối với từng lô vải tươi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ảnh: Trung Quân.

Năm nay, các chuyên gia từ phía Nhật Bản sẽ trực tiếp sang Việt Nam kiểm tra, đánh giá, giám sát việc xử lý đối với từng lô vải tươi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ảnh: Trung Quân.

Ông Hà cho biết thêm, theo thông tin từ các doanh nghiệp, năm nay do có sự chuẩn bị ngay từ đầu vụ và có thể rút ngắn được thời gian kiểm dịch tại cửa khẩu nên dự kiến sản lượng vải của các đơn vị đưa sang thị trường Nhật Bản sẽ cao hơn so với năm trước.

Hiện tại, tất cả các doanh nghiệp đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ phía Nhật Bản. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho quả vải tươi của Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Hà cũng khuyến cáo, Nhật Bản là thị trường có yêu cầu rất cao về kiểm dịch thực vật, chất lượng và an toàn thực phẩm. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị thật tốt nguồn hàng theo các tiêu chuẩn mà phía Nhật Bản đưa ra. Từ đó, tạo thuận lợi cho hoạt động kiểm dịch thực vật, từng bước khẳng định thương hiệu quả vải Việt Nam tại thị trường khó tính này.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất