| Hotline: 0983.970.780

Nhiều địa phương “chảy máu” thú y viên

Thứ Hai 13/05/2019 , 06:59 (GMT+7)

Trong khi tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, một số địa phương như Đắk Nông, Vĩnh Long vẫn sắp xếp, sáp nhập hệ thống thú y các cấp.

Hệ thống thú y Hưng Yên căng mình chống dịch tả lợn Châu Phi (nguồn: Báo Hưng Yên)

Theo ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/2/2019 về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), trong đó có nội dung để tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương duy trì, củng cố hệ thống thú y các cấp theo đúng quy định của Luật Thú y. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn thực hiện việc sáp nhập hệ thống thú y các cấp:

Ở cấp tỉnh, một số địa phương đã sáp nhập Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, Chi cục Phát triển nông nghiệp, Phòng Chăn nuôi và Thú y...

Ở cấp huyện, hệ thống thú y được sáp nhập, thành lập Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp/Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện quản lý.

Ở cấp xã, ở nhiều địa phương chỉ còn 1 nhân viên phụ trách về nông nghiệp (khuyến nông, thú y, chăn nuôi, bảo vệ thực vật,…); không còn nhân viên thú y thôn/bản.

Về nguồn nhân lực bị cắt giảm cơ học do tinh giản biên chế của hệ thống thú y các cấp, dẫn đến tình trạng vừa không đủ người, vừa không có đủ công chức, viên chức để thực hiện việc kiểm dịch động vật, cũng như các hoạt động thú y khác.

Thú y viên là lực lượng nòng cốt trong thực hiện phòng, chống dịch bệnh tại nhiều địa phương.

Theo ông Phạm Văn Đông, việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ bị trì trệ, hoạt động không hiệu quả, có nhiều tồn tại, bất cập như: Không tổ chức chủ động giám sát, kịp thời nắm bắt thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh; không tổ chức thực hiện việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng; không triển khai tiêm phòng vắc xin; không thực hiện các biện pháp kiểm dịch xuất, nhập vào địa bàn cấp tỉnh; không thực hiện việc kiểm soát giết mổ động vật; không xử lý các trường hợp vi phạm....

Việc tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, các biện pháp phòng, chống dịch chưa được thực hiện; dẫn đến lực lượng thú y cơ sở (cấp huyện, cấp xã), nhất là tại những địa phương đã sáp nhập hệ thống thú y; Chi cục Chăn nuôi và Thú y không thể huy động lực lượng thú y của các huyện chưa có dịch đến hỗ trợ các huyện có dịch để tổ chức phòng, chống dịch bệnh như trước đây.

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Đưa giống sắn mới HL-RS15 vào canh tác tại Tây Nguyên

Hội thảo giới thiệu giống sắn mới HL-RS15 và quy trình, kỹ thuật canh tác vừa được tổ chức tại vựa sắn huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.