| Hotline: 0983.970.780

Nhiều giải pháp khơi thông điểm nghẽn thị trường gạo Việt Nam

Thứ Tư 22/06/2022 , 14:07 (GMT+7)

Cần Thơ Nhiều giải pháp khơi thông điểm nghẽn thị trường gạo Việt Nam được đưa ra tại hội thảo "Khơi thông dòng chảy hạt gạo Việt Nam" tổ chức ngày 22/6 tại TP Cần Thơ.

Thời gian qua, Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia hàng đầu Thế giới về xuất khẩu gạo, với sản lượng xuất khẩu khoảng 6,3 triệu tấn gạo/năm. Riêng 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gạo mang về cho nước ta 1,4 tỷ USD.

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia hàng đầu Thế giới về xuất khẩu gạo. Ảnh: Kim Anh.

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia hàng đầu Thế giới về xuất khẩu gạo. Ảnh: Kim Anh.

Hiện nay, gạo Việt Nam đã có mặt tại trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới. Tuy nhiên, tính cạnh tranh của thương hiệu gạo Việt vẫn chưa cao, việc chen chân vào thị trường cao cấp để nâng giá trị hạt gạo lại chưa thuận lợi.

Bên cạnh đó, hạt gạo Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi chủ nghĩa bảo hộ lương thực và lạm phát gia tăng trên khắp các nền kinh tế, đặc biệt cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến cho giá cả nhiều loại hàng hóa, trong đó, giá xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu… tăng cao chưa từng có.

Để Việt Nam giữ vững “ngôi vị” xuất khẩu gạo hàng đầu, chất lượng hạt gạo cao, giá gạo cạnh tranh, mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp, bà con nông dân, vấn đề đặt ra cho ngành lúa gạo là cần khơi thông được những “điểm nghẽn” như giống lúa, an toàn thực phẩm, logistics, chi phí vật tư sản xuất đầu vào và công nghệ, vốn cho sản xuất và xuất khẩu…

Hội thảo 'Khơi thông dòng chảy hạt gạo Việt Nam' do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức. Ảnh: Trọng Linh.

Hội thảo “Khơi thông dòng chảy hạt gạo Việt Nam” do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) chỉ ra nút thắt về vấn đề liên kết sản xuất tiêu thụ đang tạo ra những điểm nghẽn cho sự phát triển của ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Theo ông Toản, để phát triển nông nghiệp nông thôn, thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều chiến lược quan trọng và ngay đầu năm nay Chính phủ cũng đã đề ra những chiến lược đột phá cho ngành nông nghiệp, trong đó gạo cũng được xác định là ngành chiến lược. Tuy nhiên trong thực tiễn, mặt hàng này vẫn tồn tại nút thắt cần được khơi thông đó là liên kết với bà con nông dân.

“Từ đây, ngành hàng lúa gạo không chỉ dừng lại ở một năm doanh số hơn 3 tỷ USD xuất khẩu, chúng ta có thể giảm sản lượng nhưng tăng về giá trị. Để làm được điều đó thì các chuyên gia thị trường, hơn lúc nào hết cung cấp những thông tin hữu ích thông qua vai trò của các hiệp hội ngành hàng. Củng cố lại thị trường nội địa, xây dựng thương hiệu”, ông Toản hy vọng.

Theo ông Toản, phải xây dựng được mối liên kết trên tinh thần tự nguyện, có trách nhiệm của doanh nghiệp, HTX và bà con nông dân. Và trong mối liên kết này, các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò thúc đẩy, hỗ trợ xây dựng hạ tầng vùng liên kết, phát huy vai trò của các tổ khuyến nông cộng đồng để tạo ra mối liên kết đủ mạnh, diện tích lúa lớn. Bên cạnh đó, khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến, cơ giới hóa trong nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng phát triển kinh tế hàng hóa nông nghiệp.

Đặc biệt nhất, ông Toản thông tin, hiện nay ngành nông nghiệp cùng với bà con nông dân, các HTX chuyển đổi sản xuất, trong hoàn cảnh khó khăn của thị trường, nông dân cần có những phương thức tiết kiệm chi phí đầu vào. Doanh nghiệp xuất khẩu chủ động, tích cực tìm kiếm những thị trường mới.

Đồng quan điểm trên, bà Bùi Kim Thùy, chuyên gia kinh tế hội nhập phân tích, để khơi thông thị trường lúa gạo, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu. Bởi hiện nay, theo bà Thùy, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, lại có lợi thế khi tham gia hầu hết các nền kinh tế lớn trên toàn cầu thông qua các Hiệp định thương mại tự do, thế nhưng thực tế rất ít doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sử dụng thương hiệu của chính mình.

Khơi thông thị trường xuất khẩu gạo nằm ở hàng rào kỹ thuật, phòng vệ thương mại, an ninh lương thực, hạn ngạch, thuế quan… Việt Nam vẫn phải chịu biện pháp phòng vệ, thuế suất đặc biệt là Trung Quốc. Chuyên gia này lưu ý, khi xuất khẩu gạo số lượng lớn, trong thời gian ngắn vào một thị trường, Việt Nam có thể chịu nhiều rủi ro về thuế quan. Gạo là sản phẩm nhạy cảm nên các hàng rào thương mại là nguy cơ.

Nhận định về vị thế của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng Giám đốc Tân Long Group phân tích, bức tranh thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam lâu nay vẫn được so sánh với đối thủ Thái Lan. Tuy nhiên các giống gạo của Việt Nam khá đa dạng, gạo ngắn, gạo tròn với nhiều chủng giống mà Thái Lan, Campuchia không có. Đặc biệt, tại Việt Nam các giống gạo thơm rất đa dạng, đang thâm nhập vào các thị trường mới.

Ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng Giám đốc Tân Long Group nhìn nhận gạo Việt Nam có thể cạnh tranh sòng phẳng với Thái Lan. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng Giám đốc Tân Long Group nhìn nhận gạo Việt Nam có thể cạnh tranh sòng phẳng với Thái Lan. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Trung cho biết thêm, tùy thuộc vào thời điểm thu hoạch của người nông dân thì sẽ đánh giá được mức độ lợi nhuận của bà con nông dân. Còn khi đã vào kho tạm trữ thì phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.

“Bản chất của thị trường Việt Nam là thu hoạch theo vụ gối nhau 3 đến 4 tháng là lại có vụ thu hoạch. Nếu một thị trường bị ách, thì tồn kho sẽ tăng lên ảnh hưởng đến giá thành”, ông Trung cho hay.

Là doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu gạo lâu năm, ông Trung cho rằng, cần có kế hoạch tăng trưởng vùng canh tác. Để thực hiện được điều này đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch dài hạn, có giống tốt, bảo quản tốt, lưu trữ, xử lý sau thu hoạch bài bản.

“Giống xịn, ngon nhưng để quá lâu, ách tắc vận chuyển, xử lý sau thu hoạch chậm thì gạo bị ngoai, chua. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả chỉ cần chậm xuất đi nước ngoài là bị trả lại”, ông Trung chỉ ra.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm