| Hotline: 0983.970.780

Nhiều mô hình liên doanh liên kết trong chăn nuôi công nghệ cao

Thứ Hai 11/07/2022 , 18:39 (GMT+7)

Việc hình thành vùng chăn nuôi tập trung, chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ trong lĩnh vực chăn nuôi công nghệ cao được tỉnh Thừa Thiên – Huế tích cực triển khai.

Công ty cổ phần 3F Việt chi nhánh Huế là một trong những doanh nghiệp thực hiện mô hình liên doanh liên kết trong chăn nuôi khá thành công ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh: CĐ

Công ty cổ phần 3F Việt chi nhánh Huế là một trong những doanh nghiệp thực hiện mô hình liên doanh liên kết trong chăn nuôi khá thành công ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh:

Thông tin từ Sở NN-PTNT Thừa Thiên – Huế cho biết, thời gian qua, việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm cho hiệu quả năng suất, chất lượng đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh được nâng cao.

Theo đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người dân tăng cường triển khai các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về con giống, thức ăn chăn nuôi, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, biện pháp phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh… . Do vậy, đã rút ngắn được thời gian nuôi dưỡng, nâng cao trọng lượng xuất chuồng, giảm tỷ lệ chết, tăng chu kỳ sản xuất.

Cùng với đó, người chăn nuôi đã chuyển dần từ hình thức quảng canh với quy mô nhỏ mang tính truyền thống, tận dụng, sang sản xuất chăn nuôi hàng hóa chất lượng cao có quy mô vừa và lớn. Nhiều cơ sở chăn nuôi theo phương thức thâm canh trang trại đang được phát triển tại nhiều vùng, địa phương trong tỉnh.

Từ đó, đã từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và sản lượng chăn nuôi và hình thành các vùng chăn nuôi có chất lượng cao.

Lực lượng chức năng Thừa Thiên - Huế kiểm tra sản chất lượng sản phẩm bán trên thị trường. Ảnh: CĐ.

Lực lượng chức năng Thừa Thiên - Huế kiểm tra sản chất lượng sản phẩm bán trên thị trường. Ảnh: CĐ.

Đây là tiền đề để nhiều doanh nghiệp thực hiện mô hình liên doanh liên kết trong chăn nuôi công nghệ cao nhằm đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn và phát triển chăn nuôi bền vững.

Đến nay đã có một số doanh nghiệp thực hiện mô hình liên doanh liên kết đạt hiệu quả cao như: Công ty TNHH Xây dựng và Chăn nuôi Trí Dũng (thành phố Huế), Công ty cổ phần chăn nuôi MaVin (huyện Phong Điền), Công ty cổ phần 3F Việt chi nhánh Huế (huyện Quảng Điền), Công ty cổ phần Lâm nghiệp 1/5 (huyện Phong Điền), Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Organic Quế Lâm (huyện Phong Điền), Công ty cổ phần Liên doanh vật liệu xây dựng Bảo Nguyên (huyện Phú Vang), Công ty TNHH CP Lam Điền (huyện Quảng Điền), Công ty TNHH Hoàng Vân (huyện Phú Lộc).

Bên cạnh đó, một số sản phẩm chăn nuôi đặc hữu tại địa phương theo mô hình liên doanh liên kết với các doanh nghiệp đã xây dựng thành công thương hiệu như: Bò vàng A Lưới, Lợn Ngự Quế Lâm, Gà kiến lai tạo gà chọi Minh Dư, trứng gà Ai Cập của công ty TNHH Thiên An Phú.

Xem thêm
Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh trên tôm hùm

KHÁNH HÒA Người nuôi cần tuân thủ điều trị bệnh cho tôm hùm theo đúng phác đồ đã được cơ quan nhà nước công nhận và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Vùng khó Kông phát triển mạnh cây ăn quả đặc sản

GIA LAI Mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây ăn quả đặc sản, nhiều hộ dân huyện Kông Chro đã nâng cao thu nhập gấp 2 - 3 lần trước đây.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm