| Hotline: 0983.970.780

Nhiều mô hình ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất lúa

Thứ Bảy 09/07/2022 , 09:32 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất, giúp nông dân tăng năng suất, nâng cao chất lượng lúa hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa giúp người dân nâng cao năng suất, chất lượng hàng hoá. Ảnh: CĐ.

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa giúp người dân nâng cao năng suất, chất lượng hàng hoá. Ảnh: CĐ.

Để giúp nông dân canh tác lúa chủ động, thích ứng với biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất, giúp nông dân tăng năng suất, nâng cao chất lượng lúa hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Theo đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện 5 mô hình “ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa trên đất nhiễm chua phèn” với quy mô diện tích 40 ha với số nông dân tham gia là 213 người (trong đó giống Khang dân 18: 32 ha, giống TH5: 8 ha); 04 mô hình “Sử dụng chế phẩm Metazhium phòng trừ rầy gây hại trên cây lúa” với diện tích 40 ha (trong đó giống Khang dân 18: 16 ha; giống lúa HT1: 8 ha, giống lúa JO2: 8 ha, giống lúa HG12: 8 ha).

Thông qua mô hình nông dân đã biết được kỹ thuật canh tác hợp lý trên các vùng đất chua phèn, nâng cao năng lực trong việc chăm sóc, bón phân cho cây lúa, điều tra và phát hiện sinh vật gây hại trên đồng ruộng. Đồng thời nhận biết được tầm quan trọng của các sinh vật có ích, giảm phun thuốc trừ sâu, rầy so với ruộng ngoài mô hình, bảo vệ sinh vật có ích tạo cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thực hiện 12 mô hình “3 giảm 3 tăng và IPM trong sản xuất lúa, ưu tiên bố trí cho vùng sản xuất lúa chất lượng” với quy mô diện tích 110 ha; 12 mô hình áp dụng các giống lúa mới có triển vọng về năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu với quy mô diện tích 60 ha; 2 mô hình sản xuất lúa hữu cơ với quy mô 9 ha (trong đó giống lúa JO2: 4 ha, HG12: 5 ha);  4 mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa với diện tích 60 ha, giống lúa ST24.

Ông Nguyễn Long An, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, trong thời gian tới, cùng với vệc khuyến khích, giới thiệu các doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân, ngành nông nghiệp Thừa Thiên – Huế tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương nhân rộng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm điểm giúp nông dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm…

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.