| Hotline: 0983.970.780

Nhiều nơi đã có điện trở lại

Chủ Nhật 17/11/2013 , 12:38 (GMT+7)

Theo báo cáo nhanh Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam, tính đến 7 giờ sáng 17/11, mưa bão đã làm 5 người chết, 1 người mất tích.

* 5 người chết, 1 người mất tích 

* Nhiều nơi có điện trở lại

Sáng nay, PV NN có mặt tại vùng tỉnh Quảng Nam trong đêm qua nước đã rút, tuy nhiên nhiều vùng còn bị chia cắt. 

Theo ghi nhận của người dân tại huyện Đại Lộc, Điện Bàn, trong 3 năm qua đây là lũ có sức tàn phá lớn nhất. Chỉ trong vòng từ 19 giờ ngày 15/11 đến 2 giờ 16/11 người dân đo được cứ 1 giờ thì nước lên 30 cm.

Sau đó, từ 2 giờ đến 7 giờ sáng 16/11 nước không lên và rút từ từ. Ngoài ra, đây là cơn lũ mà nước chảy rất mạnh, cũng vì thế, trên nhiều tuyến đường sạt lở nghiêm trọng. Có những điểm bị nước lũ bóc cả mặt đường đổ vào nhà dân. 

Theo ghi nhận của chúng tôi, sáng ngày 17/11 nhiều khu vực còn bị chia cắt. Tại huyện Điện Bàn như xã Điện Phương trên tuyến đường ĐT 609 ngập 1m. Người và xe máy trung chuyển qua đây bằng xe bò kéo phải mất phí 50.000 đồng. Tại xã Điện Phương về Điện Thọ nước ngập sâu 0.5m. Mọi hoạt động qua lại bằng ghe, thuyền.


Dịch vụ vận chuyển xe máy, người tại xã Điện Phương, huyện Điện Bàn với 
mức giá 50.000 đồng/lượt

Còn huyện Đại Lộc nhiều xã còn ngập sâu như Đại Cường, Đại Hưng, Đại Lãnh... Tuyến đường ĐT 609B về các xã Đại Cường, Đại Phong… đang bị ngập sâu, người địa phương dùng phương tiện ghe thuyền, bè đưa xe máy, người mỗi lượt 20.000 đồng. 

Tại xã Đại Hưng, ông Nguyễn Khắc Xuyên, Bí thư Đảng ủy cho biết: Trận lũ ước tính có khoảng 5.000 m3 cát vùng lấp xóm làng, đồng ruộng. Hiện đường vào xã nước ngập 0.5 – 1m và bị sạt lở nhiều điểm khiến phương tiện không thể đi lại. 

Có mặt tại rốn lũ huyện Đại Lộc, nước đang thì để lại cảnh rác nằm lăn lóc trên bờ tường, trụ điện khắp nơi. Trong sáng này trời nắng, bà con đang ra sức dọn dẹp sau lũ. Nhiều thôn xóm bùn, đất, cát ngập 20 - 30cm.

Sau khi lũ rút người dân sắp xếp lại tài sản trong gia đình. Đến tầm trưa, xuất hiện cơn mưa lớn, đây là “cơn mưa vàng” đẩy trôi bùn đất. Trong sáng nay, nhiều nơi trên địa bàn huyện Đại Lộc, Điện Bàn đã có điện trở lại.

 

Một số hình ảnh PV NNVN ghi lại sáng nay:


Lũ đang rút, người dân gấp rút dọn bùn đất


Nhiều tuyến đường bị nước lũ nhấn chìm


Mặt đường ĐT 609B qua khu phố Ái Mỹ, thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc bị nước lũ bóc


Đường qua cầu Quảng Huế, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc đang còn ngập sâu


Nước lũ rút để lại rác thải trên các trụ điện

Theo báo cáo nhanh Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam, tính đến 7 giờ sáng 17/11, mưa bão đã làm 5 người chết, 1 người mất tích.

Các nhạn nhân là em Lê Ngọc Triều (SN 1996, thường trú tại thôn Ô Gia Nam, Đại Cường Đại Lộc);

Ông Nguyễn Thành Dũng (SN 1984, ở thôn 5 xã Trà Cang, huyện Nam Trà My) ;

Ông Dương Ngữ, (SN1958, thường trú tại khối phố Ngọc Nam, phường An Phú, TP Tam Kỳ) ;

Bà Ngô Thị Chí (70 tuổi, thường trú tại thôn Dùi Chiêng, xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn);

Ông Nguyễn Sinh (53 tuổi, trú khối phố Đồng Hiệp, phường Minh An, TP Hội An);

Nạn nhân mất tích là bà Phạm Thị Lan (73 tuổi, thường trú tại khối 6, thị trấn Vĩnh Điện). 

Xem thêm
Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bản văn hóa 4.0 chuyển mình với những 'dự án 0 đồng'

Bản văn hóa Nà Sự, xã Chà Nưa có gần 140 hộ dân người dân tộc Thái cùng sinh sống và có nét đặc trưng văn hóa, phong tục độc đáo.