| Hotline: 0983.970.780

Nhiều nước Eurozone đối mặt với nguy cơ vỡ nợ

Thứ Năm 30/12/2010 , 08:58 (GMT+7)

Các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn do sự tháo chạy ồ ạt của các nhà đầu tư.

Ngân hàng Ireland ở Dublin
Các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn do sự tháo chạy ồ ạt của các nhà đầu tư.

Lợi suất các món nợ chính phủ của các nước lân cận khu vực Eurozone đang leo cao chót vót do các nhà đầu tư thực sự không hiểu rõ sự rủi ro.

Các quan chức châu Âu đang tìm cách tái trấn an các nhà đầu tư. Họ nói cơ cấu cứu trợ hiện thời - Ủy ban Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) - cho đến nay vẫn chưa cắt giảm lợi nhuận của những người nắm giữ trái phiếu và cơ cấu hoạt động này sẽ còn tiếp tục được áp dụng cho đến khoảng năm 2013.

Chỉ sau thời gian đó, các cơ cấu mới mở ra khả năng thua lỗ cho các nhà đầu tư cá nhân, và chỉ áp dụng đối với các khoản nợ được phát hành sau ngày đó. Tuy nhiên, thị trường không tin tưởng vào thông điệp này, và họ có lý do chính đáng của mình. Ngoài sự không tin tưởng, thông điệp này còn chẳng mang ý nghĩa kinh tế gì.

Rốt cuộc là, tuyên bố nguy cơ thua lỗ sẽ chỉ xảy ra với các khoản nợ bắt đầu từ năm 2014 mang hàm ý mọi khoản nợ trước đó đều an toàn, và việc vỡ nợ chỉ có thể xảy ra ở một tương lai xa xôi nào đó, chứ không phải như là ở Hy Lạp và Ireland hiện tại. Bằng cách trấn an này, các quan chức châu Âu đang nói với các nhà đầu tư rằng, "Các bạn tin vào ai, chúng tôi hay chính các bạn?"

Tuy nhiên, với nhiều nhà đầu tư, Bồ Đào Nha cũng chẳng khác gì Hy Lạp, với triển vọng tăng trưởng yếu kém và khả năng chi trả cho thâm hụt trong lĩnh vực công kém hiệu quả.

Còn Tây Ban Nha rõ ràng cũng đang phải vật lộn với những vấn đề "kiểu Ireland" của riêng họ - như vấn đề về nhà đất và khả năng thua lỗ lớn của hệ thống ngân hàng - sau sự sụp đổ của bong bóng bất động sản.

Tuy các vấn đề của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có thể không nghiêm trọng bằng các vấn đề của Hy Lạp và Ireland, nhưng rõ ràng điều này vẫn không đủ để thuyết phục các nhà đầu tư mua lại các khoản nợ của các chính phủ này.

Nguy cơ chung của những nước này là sự nguy hiểm trong cỗ máy vận hành các hệ thống ngân hàng của họ. Các nhà đầu tư đang cố gắng thoát ra khỏi cái "mớ bòng bong nợ" này.

Những người nắm giữ các món nợ đến kỳ phải thanh toán của Hy Lạp hiện đang được trả tiền từ chương trình cứu trợ, còn những người nắm giữ trái phiếu ngân hàng Ireland đang được chính phủ nước này bảo lãnh với hứa hẹn rằng EFSF sẽ bảo đảm những khoản nợ đó.

Về phần mình, EFSF cũng sẽ cung cấp tín dụng để đảm bảo rằng các chủ nợ có thể nhận lại được các khoản tiền của họ.

Vấn đề nằm ở chỗ cơ cấu bảo đảm trên sẽ đưa tới những trấn an sai lầm. Các nhà đầu tư bây giờ đã hiểu ra rằng họ phải là người đầu tiên thoát ra để tránh lỗ.

Tuy nhiên, tình thế hiện nay giống như một rạp phim chật cứng người mà chỉ có một lối ra duy nhất. Ai cũng biết trong đám cháy, chỉ những người đầu tiên thoát ra mới được an toàn. Bởi thế, nếu lối thoát ra ngoài quá nhỏ, thì thậm chí chỉ cần một làn khói mỏng manh cũng đủ để châm ngòi cho một cơn hoảng loạn không thể kiểm soát được. Ngay cả trong trường hợp có một lối thoát tương đối, đám đông vẫn cần phải hết sức bình tĩnh.

Đối với các thị trường tài chính, "kích cỡ của lối thoát" phụ thuộc vào khả năng chi trả cho các nhà đầu tư ngắn hạn. Và thật không may quy mô của EFSF dường như không đủ để chi trả một lúc cho tất các nhà đầu tư này.

Khi EFSF được lập ra, mục tiêu duy nhất của cơ quan này là nhằm đảm bảo chu cấp tài chính cho các khoản thâm hụt công của bốn nước gặp nhiều khó khăn là Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Từ góc độ này, con số 750 tỷ euro ban đầu của EFSF có vẻ là thỏa đáng.

Tuy nhiên, các nhà sáng lập EFSF đã không tính đến các khoản nợ ngắn hạn khổng lồ của các nhà băng, mà trong cuộc khủng hoảng vừa qua, đã trở thành những món nợ chính phủ. EFSF có thể đủ khả năng để đảm bảo cho các khoản nợ công của bốn nước trên, song chắc chắn không thể đủ để trả cho cả các khoản nợ của các ngân hàng 4 nước đó. Ví dụ, chỉ tính riêng Tây Ban Nha, hệ thống ngân hàng nước này đã nợ lên đến vài trăm tỷ euro.

Trở lại với luận chứng về rạp chiếu phim ở trên, rõ ràng các nhà đầu tư biết rằng lối thoát hiện không đủ rộng để tất cả đều thoát ra ngoài cùng một lúc. Bởi thế, ai cũng muốn là những người đầu tiên thoát được ra.

Cho đến nay, các chính phủ vẫn đặt giới hạn chính thức là "không được để vỡ nợ". Nếu giới hạn này vẫn được duy trì, thì cửa ra phải ngay lập tức được nới rộng thêm.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cần phải cho các nhà đầu tư thấy rằng họ có đủ tiền để trả cùng lúc cho tất cả các nhà đầu tư ngắn hạn đang bị kẹt. Điều này có thể làm được.

Việc bộc lộ các tiềm lực có thể trấn an được các thị trường. Tuy nhiên, đây là một tình huống khá mạo hiểm. Nếu các nhà đầu tư dù có thoát ra được thì các khoản tiền phải trả cũng sẽ lớn đến mức những người đóng thuế ở các nước chủ nợ có thể sẽ nổi loạn.

Lựa chọn ở đây là phải thay đổi chiến lược và tập trung vào việc khích lệ các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư kiên nhẫn cần phải được đền đáp, đặc biệt, phải làm cho họ tin rằng, họ sẽ được lợi hơn so với những người đã tháo chạy trước. Điều này phụ thuộc vào hai thay đổi chính sách cơ bản.

Thứ nhất, các chính phủ không được bị đẩy vào tình trạng vỡ nợ chỉ vì để cứu các ngân hàng. Điều này có nghĩa là Chính phủ Ireland (có thể sẽ là trường hợp tiếp theo) cần yêu cầu những người nắm giữ trái phiếu ngân hàng cùng chia sẻ thua lỗ, có thể bằng cách đề nghị họ hoán đổi cổ phiếu nợ. Nhờ thế, những lo ngại về khả năng vỡ nợ của Chính phủ Ireland sẽ nhanh chóng tiêu tan và việc chính phủ đảm bảo các khoản tiền gửi của ngân hàng sẽ không có vẻ là quá thiếu tin cậy. Tây Ban Nha cũng nên áp dụng cách tương tự.

Thứ hai, lợi tức và sự biến động của các trái phiếu dài hạn phải được giảm xuống gần bằng với các cổ phiếu ngắn hạn, cho phép các chính phủ tự tiến hành các hoạt động tài chính một cách chắc chắn và với một chi phí phải chăng.

Không một biện pháp nào trong những biện pháp trên có thể giải quyết triệt để những vấn đề cơ bản của châu Âu. Song tất cả những điều đó sẽ khiến các thị trường tài chính trở nên đỡ xáo trộn hơn và các chính phủ có thể quản lý dễ dàng hơn.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm