| Hotline: 0983.970.780

Nhiều quốc gia nổi giận với hành động trợ cấp gạo của Ấn Độ

Thứ Năm 07/07/2022 , 10:19 (GMT+7)

Việc Ấn Độ sử dụng “Điều khoản Hòa bình Bali” để bảo hộ chương trình lương thực trước các hành động tranh chấp thương mại, cụ thể là gạo bị WTO và Mỹ phản đối.

 Nhiều quốc gia phản đối Ấn Độ đã sử dụng chính sách trợ cấp gạo vượt quá giới hạn 10% đối với quy định hỗ trợ giá. Ảnh: Adobe Stock

 Nhiều quốc gia phản đối Ấn Độ đã sử dụng chính sách trợ cấp gạo vượt quá giới hạn 10% đối với quy định hỗ trợ giá. Ảnh: Adobe Stock

Theo đó, động thái trợ cấp mặt hàng gạo trong nước của chính phủ Ấn Độ đã khiến Mỹ và nhiều quốc gia thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) phản ứng gay gắt và ra thông báo sẽ có cuộc tham vấn với New Dehli về vấn đề này.

Đại diện ngành công nghiệp gạo Mỹ, USA Rice, ông Bobby Hanks kiêm chủ tịch một doanh nghiệp chế biến gạo cho biết: “Ấn Độ chiếm tới gần một nửa thương mại gạo toàn cầu và phần lớn gạo xuất khẩu của nước này được hưởng lợi từ chính sách giá sàn do chính phủ thiết lập- quy định, và sau đó xuất khẩu với giá thấp, làm méo mó thị trường cũng như ngành thương mại”.

Ông Bobby Hanks cũng hoan nghênh Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) và các cộng sự tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vì đã có hành động can thiệp và sớm bắt tay vào quá trình tham vấn kỹ thuật với phía Ấn Độ liên quan đến việc trợ giá gạo của nước này. Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng các điều lệ của WTO.

Theo USA Rice, vào tháng 3 năm 2020, Ấn Độ đã khai báo với WTO về việc trợ cấp gạo cho năm 2019, và sau đó đến tháng 3 năm 2021 tiếp tục có động thái tương tự cho năm 2020 và mới đây nhất là vào tháng 3 năm 2022 cho năm 2021.

Các mức trợ cấp tương ứng ba lần được báo cáo lần lượt là (5 tỷ USD) 11,46%, (6,32 tỷ USD) 13,71% và (6,9 tỷ USD) 15,14%. Đây đều là tỷ lệ trợ cấp vượt quá giới hạn 10% đối với quy định hỗ trợ giá.

Sau đó chính quyền Ấn Độ đã đơn phương tuyên bố “tránh khỏi một thách thức giải quyết tranh chấp của WTO” đối với các khoản trợ cấp này theo Điều khoản Hòa bình Bali. Điều khoản này có nghĩa cho phép Ấn Độ xây dựng các kho dự trữ lương thực của chính phủ nhưng cũng đặt điều kiện rằng các nước thành viên WTO không được xuất khẩu các mặt hàng cùng loại cũng được trợ cấp, đến mức làm méo mó, và nhiễu loạn hệ thống thương mại toàn cầu.

Dự kiến Mỹ,  Australia, Canada, Nhật Bản, Paraguay, Thái Lan và Uruguay sẽ sớm có hành động phản ứng, xoáy vào việc Ấn Độ viện dẫn điều khoản hòa bình và không phải là khởi đầu của các cuộc tham vấn chính thức cho một vụ việc giải quyết tranh chấp của WTO liên quan đến trợ cấp.

USA Rice cho biết họ tiếp tục vận động chính phủ Mỹ giải quyết các vi phạm về hỗ trợ trong nước của Ấn Độ và chuyển lên WTO thông qua một hồ sơ giải quyết tranh chấp nhằm thúc đẩy Ấn Độ hạn chế hoạt động trợ cấp gạo, ngăn chặn sự hợp nhất giữa sản xuất gạo thế giới và tăng giá mà nông dân nhận được.

 “Thông báo này chỉ là một trong nhiều hành động mà chính phủ Mỹ có thể thực hiện để can dự với Ấn Độ tại WTO liên quan đến hành động trợ cấp gạo của nước này, và chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục có nhiều hành động phản đối theo hướng này”, ông Bobby Hanks nói.

“Điều khoản Hòa bình Bali” (cập nhật đến ngày 27/11/2014) về việc tích trữ lương thực để đảm bảo an ninh lương thực ở các nước đang phát triển, để các chương trình này không bị thách thức về mặt pháp lý ngay cả khi các giới hạn đã thỏa thuận của một quốc gia đối với hỗ trợ trong nước gây bóp méo thương mại bị vi phạm.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Bali 2013, các bộ trưởng nhất trí rằng giải pháp của họ sẽ là tạm thời, cho đến khi một giải pháp lâu dài được tìm thấy. Nhưng đến cuối tháng 7 năm 2014, các thành viên lại bế tắc, cho đến khi đạt được sự đột phá vào tháng 11.

Các chương trình trợ giá, tích trữ lương thực được coi là bóp méo thương mại do liên quan đến việc thu mua từ nông dân với giá do chính phủ ấn định, được gọi là giá “hỗ trợ” hoặc “trợ giá”. Thông thường mức hỗ trợ nằm trong giới hạn đã thỏa thuận nhưng một số quốc gia lo ngại điều này không phải lúc nào cũng đúng.

(WG)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.