| Hotline: 0983.970.780

Tương lai của nông nghiệp:

Làm cách nào để nuôi sống một thế giới đầy biến động?

Thứ Tư 29/06/2022 , 11:25 (GMT+7)

Liệu nông nghiệp có thể giải quyết các vấn đề mà nó đã tạo ra không? Ba cuốn sách đề xuất cách để duy trì sự sống nhân loại mà không phá hủy hành tinh.

Liệu canh tác thẳng đứng có phải là mô hình cho tương lai nên nông nghiệp thế giới?. Ảnh: LGT

Liệu canh tác thẳng đứng có phải là mô hình cho tương lai nên nông nghiệp thế giới?. Ảnh: LGT

Kể từ khi nền văn minh nông nghiệp ra đời vào khoảng năm 9500 trước Công nguyên - mục đích chính của nông nghiệp là rõ ràng và chính xác là sản xuất thực phẩm cho con người và động vật. Nhân loại đã chứng kiến ​​sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền nông nghiệp trong một vài thiên niên kỷ - và sự thay đổi căn bản hơn có thể sẽ sắp xảy ra.

Trong khi cuộc chiến ở Ukraine làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu và thu hoạch trong tương lai ở một trong những quốc gia sản xuất ngũ cốc lớn nhất và làm nổi lên sự bấp bênh của nguồn cung cấp lương thực toàn cầu, thì sự khác biệt giữa việc nuôi sống thế giới và triệt tiêu nó vẫn hiển hiện. Việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phần lớn là kết quả của các chính sách sau năm 1945 nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu lương thực, hiện được nhiều người coi là nguyên nhân chính phá hủy môi trường.

Tác giả Sarah Langford viết trong Rooted (tạm dịch: Gốc rễ)- cuốn hồi ký mà bà kể về quá khứ gần đây của nghề nông và suy ngẫm về tương lai của nó: “Ông nội tôi, Peter, được coi là một anh hùng đã nuôi sống một quốc gia đang chết đói. Giờ đây, con trai của ông ấy, Charlie, chú tôi, bị coi là một kẻ xấu xa- vì bị đổ lỗi gây ra thảm họa sinh thái và với một di sản không ai mong muốn”.

Khi cha tôi sinh ra, vào năm 1943, trang trại của chúng tôi vẫn dùng sức kéo bằng ngựa. Nhưng ngày nay, ông ấy ấy đang lăn tăn về chi phí của một chiếc máy kéo 345 mã lực và theo dõi những phát triển mới nhất trong lĩnh vực robot “công nghệ nông nghiệp”.

Mặc dù tỷ lệ tự cung cấp lương thực tăng nhưng thế giới vẫn còn hàng triệu người thiếu đói, không đủ 2.500kcal/đầu người/ngày . Nguồn: FAO 

Mặc dù tỷ lệ tự cung cấp lương thực tăng nhưng thế giới vẫn còn hàng triệu người thiếu đói, không đủ 2.500kcal/đầu người/ngày . Nguồn: FAO 

Sự thật là: Tất cả chúng ta đều đồng lõa trong quá trình canh tác. Sự thành công đáng ngạc nhiên của những cuốn sách như Cuộc sống của người chăn cừu của James Rebanks, cùng với sự quan tâm ngày càng tăng đối với các chủ đề ít được biết đến trước đây bao gồm tái tạo “sức khỏe đất”, cho thấy rằng mọi người ngày càng nhận thức được điều này và về cơ hội hiện tại để đảm bảo tương lai tốt đẹp hơn. Liệu nông nghiệp hiện nay có thể giải quyết những vấn đề phức tạp mà nó đã giúp tạo ra không?

Trọng tâm của cuộc tranh luận là liệu nông dân thế kỷ 21, bằng cách nào đó có thể kết hợp các vai trò của nhà sản xuất thực phẩm, nhà bảo tồn, người hấp thụ carbon, người cung cấp dịch vụ giải trí và các mối quan hệ của cộng đồng nông thôn hay không. Hoặc liệu chính thuật ngữ “nông dân” - cùng với thực tiễn và lịch sử văn hóa xã hội gắn liền với nó - sẽ sớm trở nên lỗi thời.

Đối với Langford cũng như Jake Fiennes, nhà bảo tồn tại Holkham Estate ở Norfolk (Anh) và là tác giả của cuốn sách Land Healer (tạm dịch: Chữa bệnh cho đất) thì việc tái lập tự nhiên vốn có là có thể đạt được. Hai tác giả này đã đặt ra một trường hợp cho việc tiếp tục sản xuất thịt và trồng trọt thông qua nền nông nghiệp “tái sinh” - một hình thức canh tác nhằm bổ sung và tăng cường các hệ sinh thái tự nhiên. Trọng tâm của họ là Vương quốc Anh, và vào những cải tiến của địa phương hoặc thậm chí cá nhân đều có thể đóng góp vào những điều tốt đẹp hơn.

Đối với George Monbiot, tác giả cuốn Regenesis (tạm dịch: Tái sinh) mô tả nông nghiệp là "lực lượng hủy diệt lớn nhất gây ra bởi con người", và con đường duy nhất phía trước là cải tổ triệt để hệ thống sản xuất lương thực toàn cầu và thói quen ăn uống.

Bằng cách nào đó, cuốn sách đầy tham vọng và được nghiên cứu sâu sắc nhất trong số ba cuốn sách, Regenesis bắt đầu với ý tưởng rằng sản xuất lương thực toàn cầu đã phát triển thành một “hệ thống phức tạp” - một mạng lưới tự tổ chức có thể truyền những cú sốc theo những cách không thể đoán trước. Việc thu hẹp khẩu phần ăn, giống cây trồng và cấu trúc quyền lực của các “ông lớn” trong ngành nông nghiệp trong 50 năm qua đồng nghĩa với việc hệ thống ngày càng dễ bị sụp đổ, tuy nhiên các dấu hiệu cảnh báo đã “hầu như không xuất hiện trong ý thức cộng đồng”.

Monbiot, với tư cách là một nhà hoạt động môi trường và nhà vận động ăn chay trường, và cuốn sách của ông đã phơi bày “khoảng cách giữa nhận thức và thực tế” về nơi và cách thức thực phẩm của chúng ta được sản xuất. Minh chứng cụ thể ở sông Wye (xứ Wales), nơi dòng chảy từ các trang trại nuôi gà công nghiệp đang gây ra hiện tượng tảo nở hoa thường xuyên hoặc vô số sự thật kinh hoàng, từ số lượng vi nhựa trong phân bón đến số liệu thống kê về quy mô của "Ngày tận thế của côn trùng".

Regenesis cùng với cuốn Feral (Đất bỏ hoang) năm 2013 của Monbiot, cuốn sách đã tạo nên sức thuyết phục và có tác động sâu sắc. Trong khi cuốn “Tái sinh” tin rằng hình thức chăn nuôi hỗn hợp cường độ thấp và canh tác nông nghiệp là cách tốt nhất để sản xuất lương thực và đồng thời quan tâm đến thiên nhiên, thì Monbiot dùng cuốn sách mới nhất của mình để lập luận rằng chúng ta nên “đập đi xây lại hầu hết đất đai canh tác”. Về cách thức thực hiện cuộc cách mạng này, ông đề xuất chế độ ăn thuần chay phổ quát mà theo ông, sẽ giảm 76% diện tích đất được sử dụng để trồng trọt trên toàn thế giới - và là một cách tiếp cận hoàn toàn mới để sản xuất…

Năm 2019, lượng thực phẩm bị lãng phí trên thế giới lên tới 931 triệu tấn, tương đương 17% sản lượng lương thực toàn cầu. Nguồn: UNEP 

Năm 2019, lượng thực phẩm bị lãng phí trên thế giới lên tới 931 triệu tấn, tương đương 17% sản lượng lương thực toàn cầu. Nguồn: UNEP 

Nếu có một chủ đề mà cả ba tác giả đều đồng ý thì đó là tầm quan trọng của đất. Một hệ sinh thái phức tạp đến khó tin mà cho đến gần đây vẫn bị bỏ qua, đất - và cụ thể hơn là sức khỏe và khả năng sinh sản của nó - đưa ra giải pháp cho một số vấn đề cấp bách, từ sản xuất lương thực đến bảo tồn động vật hoang dã và hấp thụ carbon. Rõ ràng rằng đất sẽ là trung tâm của cuộc tranh luận đang diễn ra. Như Monbiot viết, "tương lai nằm dưới lòng đất". Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào tốt nhất để sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên mong manh này?

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo ở Sri Lanka, một phần là kết quả của việc chuyển đổi thử nghiệm đột ngột sang canh tác hữu cơ vào năm 2021, chứng tỏ rằng không có điều gì đến một cách nhanh chóng. Do vậy nông nghiệp sẽ phải thích ứng với những thay đổi mạnh mẽ trong những năm tới bao gồm: biến đổi khí hậu, tình trạng thiếu lương thực, sự gián đoạn địa chính trị và hệ thống phân phối cũng như những thay đổi bất ngờ trong chính sách của từng chính phủ. Kết quả của những thay đổi này sẽ tác động đến cuộc sống, không chỉ của nông dân, mà còn của mọi người trên hành tinh.

(Financial Times)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất