| Hotline: 0983.970.780

Nhiều tàu cải hoán chuyển đổi nghề

Thứ Năm 20/02/2020 , 09:27 (GMT+7)

Vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 nhưng khai thác không hiệu quả, nhiều tàu cá ở Quảng Nam đã phải cải hoán sang hình thức khai thác khác.

Tàu đóng theo Nghị định 67 của ngư dân Phạm Thanh Trung được cải hoán dịch vụ hậu cần sang lưới chụp mực khơi.

Tàu đóng theo Nghị định 67 của ngư dân Phạm Thanh Trung được cải hoán dịch vụ hậu cần sang lưới chụp mực khơi.

Tỉnh Quảng Nam có 63 tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 (gồm 24 tàu vỏ gỗ, 2 tàu vỏ composite và 37 tàu vỏ thép) hoạt động các nghề đánh bắt chủ yếu là câu mực khơi, lưới chụp, lưới vây, lưới rê và dịch vụ hậu cần. Trong quá trình hoạt động thì tỉnh này đã có 6 tàu gặp sự cố cháy, chìm tàu và hỏng máy nằm bờ hiện còn 57 vẫn đang hoạt động.

Trong những nghề mà các tàu 67 đang hoạt động thì các tàu hành nghề câu mực khơi và chụp mực làm ăn tương đối hiệu quả, lãi hàng trăm triệu đồng sau mỗi chuyến biển. Còn các loại hình khai thác khác như lưới rê, lưới vây, hậu cần nhìn chung hiệu quả rất thấp thậm chí thua lỗ.

Việc đánh bắt không hiệu quả đồng nghĩa thời gian dài các chủ tàu sẽ không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngân hàng không đòi được nợ còn ngư dân bị đưa vào diện nợ xấu chịu lãi suất cao hơn và nguy cơ bị khởi kiện. Trước tình trạng này, nhiều chủ tàu phải xin cải hoán chuyển đổi ngành nghề sang nghề chụp mực khơi với mong muốn sẽ mang lại hiệu quả.

Ngư dân Lê Văn Năm (52 tuổi, ở thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quang), cho hay tàu 67 của gia đình được đóng vào năm 2015, với số vốn hơn 9,2 tỉ đồng. Tàu mang số hiệu 90959TS, công suất hơn 820 CV. Tàu của ông hành nghề lưới vây nhưng do thiết kế không phù hợp nên liên tục thua lỗ. Vừa qua, ông cải hoán tàu, chuyển đổi sang nghề mành chụp khơi để tiếp tục vươn khơi bám biển, kiếm tiền trả nợ ngân hàng và nuôi sống gia đình.

“Tàu thì đánh bắt kém hiệu quả, nợ ngân hàng thì ngày một tăng nên khiến ngư dân gần như đi vào ngõ cụt. Trước những khó khăn này, tôi cũng như nhiều ngư dân khác trên địa bàn đành phải cải hoán từ nghề lưới vây sang nghề chụp mực khơi”, ngư dân Năm chia sẻ.

Nghề chụp, câu mực khơi vẫn là nghề truyền thống mang lại thu nhập cao cho ngư dân ở Quảng Nam.

Nghề chụp, câu mực khơi vẫn là nghề truyền thống mang lại thu nhập cao cho ngư dân ở Quảng Nam.

Việc các tàu 67 khai thác không hiệu quả là do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có lý do là từ trước tới nay những nghề như lưới vây tại địa phương này đa số sử dụng các tàu nhỏ. Khi sử dụng các tàu lớn theo Nghị định 67 thì người dân chưa quen, vẫn khai thác theo cách truyền thống. Cùng với đó, so với các địa phương khác thì dàn lưới vây của các tàu ở Quảng Nam có chiều dài, chiều rộng nhỏ hơn cộng với ngư trường khai thác không thuận lợi dẫn đến hiệu quả không cao.

Bên cạnh những tàu lưới vây thì các tàu làm dịch vụ hậu cần ở tỉnh này cũng không được như mong đợi. Ngư dân Phạm Thanh Trung (51 tuổi, ở thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang, huyện Núi Thành), cho biết năm 2016, ông đóng con tàu vỏ sắt theo Nghị định 67 của Chính phủ. Tàu mang số hiệu 90659TS, công suất 880 CV, làm nghề dịch vụ hậu cần với số vốn đầu tư 16 tỉ đồng chủ yếu là nguồn vốn vay từ ngân hàng.

Sau hai năm hành nghề cung cấp nhiên liệu, nhu yếu phẩm và mua hải sản cho các tàu của ngư dân khác nhưng gặp nhiều khó khăn dẫn đến thua lỗ. “Do hoạt động không hiểu quả, năm 2018 tôi đã vay mượn đâu tư thêm 3 tỉ đồng để cải hoán dịch vụ hậu cần sang lưới chụp mực khơi với hy vọng nghề mới sẽ đánh bắt có hiệu quả để có tiền trả cho ngân hàng”, ngư dân Trung nói.

Ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, đến thời điểm hiện tại tỉnh có khoảng 10 tàu đã xin cải hoán nghề vì đánh bắt không hiệu quả. Khó khăn trong công tác chuyển đổi nghề vẫn là vấn đề về vốn. Theo báo cáo của ngư dân thì một tàu muốn chuyển qua nghề khác thường tốn kinh phí từ 2 – 4 tỷ đồng. Mà số tiền này ngư dân phải tự bỏ tiền ra.

“Những tàu đóng theo Nghị định 67 nếu hoạt động kém hiệu quả thì cho phép cải hoán để chuyển nghề nhưng phải làm đúng quy trình. Những tàu nào vay ở ngân hàng nào thì chủ tàu phải đến ngân hàng đó đặt vấn đề về mục tiêu, thay đổi ngành nghề của tàu cá. Khi ngân hàng chấp thuận thì ngư dân phải xin làm thiết kế cải hoán công năng của tàu sau đó sẽ bỏ tiền ra để thực hiện. Mọi quy trình cải hoán phải được xin phê duyệt từ UBND tỉnh”, ông Tấn nói.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm