| Hotline: 0983.970.780

Nhờ nguồn vốn Agribank, ngư dân Lý Sơn nuôi cá biển lãi hàng tỷ đồng

Thứ Ba 02/08/2022 , 08:47 (GMT+7)

Từ nguồn vốn vay của Chi nhánh Agribank Lý Sơn cùng cơ chế, chính sách thuận lợi, ngư dân ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) nuôi các loại cá biển, lãi hàng tỷ đồng mỗi năm.

Năm 2008, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lý Sơn (Agribank Lý Sơn) chính thức có mặt ở huyện đảo Lý Sơn – hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Thời điểm này, tại đây vẫn chưa có hệ thống điện lưới thắp sáng, nên hoạt động của đơn vị gặp vô vàn khó khăn. Với nguồn vốn hạn chế (8 tỷ đồng và dư nợ 15 tỷ đồng), lực lượng mỏng, nhưng các cán bộ, nhân viên của Chi nhánh vẫn tâm huyết gắn bó, vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh vừa làm nhiệm vụ chính trị.

Từ nguồn vốn vay của Agribank Lý Sơn, nhiều hộ dân đã mở rộng đầu tư sản xuất, mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: L.K.

Từ nguồn vốn vay của Agribank Lý Sơn, nhiều hộ dân đã mở rộng đầu tư sản xuất, mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: L.K.

Năm 2015 có thể nói là bước ngoặt của huyện Lý Sơn cũng như Chi nhánh Agribank tại đây khi hệ thống điện lưới được kéo về đảo. Đây cũng chính là tiền để để Agribank Lý Sơn thể hiện được vai trò hỗ trợ phát triển tam nông, cùng với địa phương xây dựng kinh tế cũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Thực tế cho thấy, qua từng năm, vai trò và vị thế của Agribank Lý Sơn ngày càng được khẳng định. Với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, cán bộ và nhân viên tận tình, người dân địa phương tìm đến đơn vị để được tư vấn, vay vốn làm ăn kinh tế ngày càng nhiều hơn.

Từ nguồn vốn vay của Agribank Lý Sơn, không ít hộ gia đình sử dụng để đầu tư đúng mục đích, cho hiệu quả cao, từng bước vươn lên làm giàu với lợi nhuận mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, một trong những thế mạnh của huyện đảo này.

Những năm qua Agribank Lý Sơn không chỉ thể hiện được vai trò lớn trong việc hỗ trợ tam nông mà còn đồng hành với địa phương để phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo. Ảnh: L.K.

Những năm qua Agribank Lý Sơn không chỉ thể hiện được vai trò lớn trong việc hỗ trợ tam nông mà còn đồng hành với địa phương để phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo. Ảnh: L.K.

Anh Huỳnh Ngọc Thảo (SN 1975, trú thôn Đông An Hải, Lý Sơn) trước đây làm nghề kinh doanh, buôn bán nhưng thu nhập cũng không đáng kể. Với quyết tâm vươn lên làm giàu, năm 2017, anh Thảo đã mạnh dạn vay vốn của Agribank Lý Sơn với số tiền 2 tỷ đồng để đầu tư nuôi cá lồng bè trên biển.

Sau nhiều năm mở rộng dần diện tích, đến nay, gia đình anh đã có được 1 hệ thống bè nuôi cá bớp với số lượng hơn 50 ao lồng. Thời gian qua, với giá cá bớp thương phẩm đang ở mức cao và ổn định, anh Thảo nhẩm tính, vụ cá năm nay, gia đình a sẽ xuất ra thị trường khoảng 20 tấn, đạt doanh thu trên 3 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận mang lại lên đến 1,5 tỷ đồng.

“Nghề nuôi cá lồng bè này quan trọng nhất vẫn là vốn, vì mỗi lần đầu tư với số tiền rất lớn. Do đó, trước khi vay, tôi cũng đã tìm hiểu rất nhiều mới quyết định chọn nguồn vốn của Agribank. So với các ngân hàng khác thì mức lãi suất của ngân hàng này thấp hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có nhiều chính sách ưu đãi cho nông dân nên chúng tôi cũng cảm thấy yên tâm làm ăn hơn. Từ đó tăng được hiệu quả kinh tế và thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng”, anh Thảo chia sẻ.

Cũng theo anh Thảo, hiện nay, trên đảo Lý Sơn có khoảng 50 hộ dân nuôi cá lồng bè thì có đến hơn 1/2 số hộ phải vay vốn ngân hàng. Trong đó, nguồn vay chủ yếu từ Agribank Lý Sơn. Anh Huỳnh Văn Nam (SN 1981, trú thôn Đông An Hải, Lý Sơn) cũng là 1 trong những hộ dân vay vốn của Agribank Lý Sơn để đầu tư nuôi cá bớp, tôm hùm, cá mú lồng bè trên biển.

“Trước đây tôi vay ngân hàng khác để đầu tư nuôi thủy sản lồng bè nhưng do lãi suất cao quá nên 2 năm trước chuyển qua vay vốn của Agribank Lý Sơn với số tiền 1,5 tỷ đồng. Ngoài lãi thấp thì thủ tục vay vốn ở ngân hàng Agribank cũng rất nhanh chóng, chỉ trong vòng 2 ngày là xong.

Ông Đặng Tấn Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Việc Ngân hàng Agribank đóng chân trên huyện đảo có vai trò rất lớn, không chỉ giúp huyện phát triển về kinh tế trên tất cả các lĩnh vực mà còn góp sức vào việc đảm bảo vào quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Vì vậy, chúng tôi rất mong muốn Agribank tiếp tục khẳng định thương hiệu cùng với sự quan tâm của tỉnh để dành nhiều nguồn vốn hỗ trợ người dân phát triển kinh tế”.

Bên cạnh đó, cán bộ, nhân viên của Agribank Lý Sơn cũng hướng dẫn tận tình các thủ tục, giấy tờ vay, chế độ ưu đãi nên chúng tôi thấy rất hài lòng. Nhờ nguồn vốn của Agribank Lý Sơn, năm nay tôi đầu tư nuôi cá bớp rất thuận lợi, hiệu quả, lợi nhuận sau khi trừ chi phí cũng được hơn 1 tỷ đồng”, anh Nam nói.

Cán bộ, nhân viên Agribank Lý Sơn luôn luôn đồng hành, sát cánh để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất. Ảnh: L.K.

Cán bộ, nhân viên Agribank Lý Sơn luôn luôn đồng hành, sát cánh để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất. Ảnh: L.K.

Bà Lê Thị Của, Phó Giám đốc Chi nhánh Agribank Lý Sơn cho biết, đến năm 2022, nguồn vốn của đơn vị đã tăng lên 472 tỷ đồng, dư nợ 533 tỷ đồng, nợ xấu rất thấp. Hiện nay, thế mạnh trên đảo Lý Sơn là nuôi trồng thủy sản và phát triển nông nghiệp. Trong đó, nguồn vốn ngân hàng cho vay để người dân đầu tư, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản rất lớn. Các hộ vay vốn làm ăn rất hiệu quả, trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

“Ngoài cho vay để đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp thì chúng tôi còn hỗ trợ nguồn vốn vay cho các hộ dân xây dựng nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ phục vụ du lịch nhằm từng bước thay đổi diện mạo của Lý Sơn. Bên cạnh đó, khi các hộ dân gặp rủi ro như ảnh hưởng của dịch Covid-19, sản xuất gặp thiên tai, bão lũ, tàu cá gặp sự cố, chúng tôi cũng có chính sách giảm lãi suất, giãn nợ cho khách hàng”, bà Của nói.

Ông Đinh Văn Công, Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi: "Đến nay đơn vị có 14 chi nhánh huyện, thành phố và 10 phòng giao dịch trực thuộc huyện, rộng khắp trên địa bàn. Hiện nguồn vốn của Agribank Quảng Ngãi khoảng 16.000 tỷ đồng, dư nợ 12.600 tỷ đồng, trong đó cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm đến 81,3%.

Ở địa bàn Quảng Ngãi có thuận lợi như người dân rất chất phác và chịu khó làm ăn. Có tiềm năng sản xuất hàng hóa nông nghiệp, ngư nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, địa bàn này cũng thường xuyên gặp thiên tai, bão lũ, đất đai hẹp nên khó sản xuất được hàng hóa quy mô lớn, chưa có nhiều doanh nghiệp đảm bảo bao tiêu đầu ra, phục vụ xuất khẩu.

Do đó, để thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, hiện nay Agribank Quảng Ngãi đang thực hiện khuyến khích, tăng cường việc đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt hướng đến đầu tư cho các hợp tác xã, tổ hợp tác cũng như các doanh nghiệp nhằm phát triển sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, mang lại giá trị lớn”.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.