| Hotline: 0983.970.780

Nho Ninh Thuận: Loài cây nhỏ nhưng đóng góp rất lớn

Thứ Hai 05/06/2023 , 08:33 (GMT+7)

Nho là cây trồng chủ lực của Ninh Thuận, diện tích chỉ chiếm 3 - 3,5%, nhưng giá trị sản xuất chiếm đến 19 - 20% tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt.

Cây cho thu nhập cao nhất vùng "đất khát"

Ninh Thuận là tỉnh có khí hậu rất khắc nghiệt, ít mưa, nhiều nắng, nhiều gió, vùng đất này được ví như “vùng sa thảo độc nhất Đông Nam Á”. Với gần 2.900 giờ nắng/năm, địa phương này có số giờ nắng trung bình cao nhất cả nước. Thế nhưng sự khắc nghiệt của vùng đất này lại là lợi thế phát triển các loại cây trồng đặc thù, nhất là với cây nho.

Bao đời nay, thu nhập từ cây nho đã mang lại cho người dân Ninh Thuận cuộc sống ấm no. Cây nho chiếm vị trí quan trọng trong ngành trồng trọt của tỉnh Ninh Thuận, vị trí của nó được thể hiện qua sự gắn liền với địa danh tỉnh nhà để được gọi là “nho Ninh Thuận”.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (đứng giữa) thăm vườn nho ở Ninh Thuận. Ảnh: Mai Phương.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (đứng giữa) thăm vườn nho ở Ninh Thuận. Ảnh: Mai Phương.

Theo Sở NN-PTNT Ninh Thuận, cây nho được ngành nông nghiệp tỉnh này xác định là một trong những cây trồng chủ lực trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy diện tích nho trên địa bàn Ninh Thuận chỉ chiếm 3 - 3,5% tổng diện tích gieo trồng, nhưng giá trị sản xuất hàng năm của cây nho đạt đến 19 - 20% trong tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Nho được xem là cây có giá trị kinh tế nhất trong các loại cây trồng, mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân Ninh Thuận.

Năm 2022, diện tích trồng nho trên địa bàn Ninh Thuận là gần 1.053ha, trong đó diện tích cho thu hoạch hơn 1.000ha, năng suất đạt 25,6 tấn/ha, sản lượng đạt trên 25.700 tấn/năm.

Đến tháng 3/2023, diện tích cây nho trên địa bàn Ninh Thuận tăng nhẹ lên 1.061ha, diện tích cho thu hoạch cũng tăng lên trên 1.030ha. Diện tích trồng nho ở Ninh Thuận tập trung nhiều ở các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Thuận Nam và TP Phan Rang - Tháp Chàm. Ở Ninh Thuận, gần như nhà nhà trồng nho, bình quân mỗi hộ trồng từ 0,1 - 3ha.

Trong giai đoạn cuối những năm 1990, nếu trồng 1ha nho chăm sóc đúng kỹ thuật, các hộ dân có thu nhập khoảng 200 - 300 triệu đồng/năm. Nhưng hiện nay, mỗi ha đất trồng nho có thể cho thu nhập bình quân từ 600 triệu - 2,5 tỷ đồng/vụ, tùy thu hoạch ở thời điểm nào và tùy giống nho.

Nếu nông dân trồng giống nho đỏ (Red Cardinal) hoặc giống NH01-48 thì sau khi trừ chi phí, lợi nhuận có thể đạt 470 - 730 triệu đồng/ha/vụ. Trồng giống nho mới NH01-152, NH04-102 (ngón tay đen) thì lợi nhuận cao hơn, có thể đạt đến 1,28 - 2,17 tỷ đồng/ha/vụ.

Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận (trái) và TS Mai Văn Hào, Viện trưởng Viện Nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố thăm vườn nho giống mới. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận (trái) và TS Mai Văn Hào, Viện trưởng Viện Nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố thăm vườn nho giống mới. Ảnh: Vũ Đình Thung.

“Những năm gần đây, địa phương được bổ sung những giống nho mới có năng suất và chất lượng cao, ngoài ra nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa công nghệ cao vào sản xuất. Những diện tích nho trồng theo theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, sử dụng chế chẩm sinh học, quản lý dịch hại cây trồng tổng hợp luôn cho thu nhập cao hơn những diện tích nho trồng theo kiểu truyền thống”, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho hay.

Nho Ninh Thuận “xuất khẩu tại chỗ”

Hiện sản lượng nho trên địa bàn Ninh Thuận trung bình mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 26.000 tấn nho tươi. Ngoài ra, còn có các sản phẩm chế biến từ nho như: Ô mai nho, nho sấy dẻo, nho sấy khô, siro nho, rượu vang nho, nước ép nho… đã thâm nhập vào thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh, có mặt tại các siêu thị lớn trên cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, TP.HCM…

Hệ thống tiêu thụ gồm mạng lưới những chủ buôn đầu mối, đại lý, cửa hàng trải rộng các tỉnh lân cận, nhờ đó, lượng nho được cung ứng rộng khắp trên khắp các thị trường. Hiện nay, việc thương mại điện tử phát triển, nho Ninh Thuận có điều kiện rao bán lẻ trên các trang web, diễn đàn, chứng minh sản phẩm nho Ninh Thuận ngày càng được người tiêu dùng quan tâm.

Nho đỏ Ninh Thuận hiện có giá 40.000 - 50.000 đồng/kg, nho xanh NH01-48 từ 70.000 - 80.000 đồng/kg, nho hồng nhật NH01-152 từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, nho ngón tay đen 250.000 đồng/kg, nho hạ đen 200.000 đồng/kg, nho mẫu đơn 350.000 đồng/kg.

Để rộng đầu ra cho cây nho, Ninh Thuận tăng cường quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, cấp phát tem điện tử thông minh truy xuất nguồn gốc nho Ninh Thuận; vận động, hỗ trợ các cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thật vào sản xuất, áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch do Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT) chuyển giao, đầu tư hệ thống làm rượu vang, si rô nho, dây chuyền sấy và kho lạnh bảo quản để nâng cao chất lượng, giá trị của trái nho Ninh Thuận.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận thăm vườn nho trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Mai Phương.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận thăm vườn nho trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Mai Phương.

Bên cạnh việc triển khai các giải pháp đồng bộ thúc đẩy trồng nho và chế biến các sản phẩm từ nho theo hướng hiện đại, bền vững, Ninh Thuận còn đẩy mạnh phát triển các tour du lịch đưa khách tham quan và thưởng thức các sản phẩm từ nho ngay tại vườn. Từ đó, quảng bá giới thiệu các sản phẩm từ nho, mở ra hướng “xuất khẩu nho tại chỗ” các sản phẩm đặc thù của địa phương.

Mô hình trồng nho kết hợp với du lịch sinh thái của HTX Nông nghiệp Thái An, trang trại nho Ba Mọi, trang trại nho Hoàng Yến… thu hút đông đảo du khách đến Ninh Thuận khám phá và trải nghiệm.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết: Với 5 khu vực địa lý gồm thị trấn Phước Dân, xã Phước Thuận, xã Phước Sơn, xã Phước Hữu thuộc huyện Ninh Phước và xã Phước Nam thuộc huyện Thuận Nam đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Nho Ninh Thuận”, Hiệp hội Nho Táo Ninh Thuận đã xây dựng trang thông tin điện tử nhằm tìm kiếm đối tác giao lưu, buôn bán, xuất khẩu sản phẩm nho Ninh Thuận để nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh nho trên địa bàn tỉnh, với phương hướng tăng cường hoạt động xuất khẩu nho, phát triển ngành nghề nho trong bối cảnh hội nhập thế giới.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm