| Hotline: 0983.970.780

Nhu cầu lúa mì sẽ tăng mạnh trong năm 2021?

Thứ Bảy 30/01/2021 , 09:06 (GMT+7)

Theo truyền thống, khi giá ngô kỳ hạn tăng đủ cao, lúa mì sẽ trở thành nguồn thức ăn chăn nuôi thay thế cho gia súc cả trong nước Mỹ và thế giới.

Năm 2021 có vẻ sẽ là năm tươi sáng dành cho lúa mì. Ảnh: Kansas Living Magazine.

Năm 2021 có vẻ sẽ là năm tươi sáng dành cho lúa mì. Ảnh: Kansas Living Magazine.

Xuất khẩu cũng bắt đầu tăng do các nước khác đảm bảo nguồn thức ăn chăn nuôi rẻ hơn cần thiết cho vật nuôi của họ.

Sự gia tăng nhu cầu này cuối cùng có nghĩa là giá lúa mì kỳ hạn cũng sẽ tăng theo.

Hãy thử lướt qua giá ngô và lúa mì từ năm 2010 đến năm 2012. Đó là những năm mà giá ngũ cốc cao hơn do nguồn cung toàn cầu giảm và nhu cầu tăng mạnh.

Một số người cảm thấy rằng năm 2020-21 tình hình giao dịch có thể diễn ra theo cách tương tự, khi giá tổng thể có xu hướng cao hơn vào mùa hè.

Trong khoảng thời gian đó, xuất hiện mối tương quan trực tiếp do bất cứ khi nào giá ngô tăng vượt mức 6 USD/giạ (1 giạ lúa mì/đậu tương = 27,2 kg, 1 giạ ngô = 25,4 kg).

Liệu lịch sử có lặp lại?

Năm 2011, giá ngô kỳ hạn từ 5,95 USD trong tháng 1 lên 7,9975 USD vào tháng 6. Giá ngô cao hơn dẫn đến nhu cầu thay thế lúa mì nhiều hơn.

Việc sử dụng lúa mì cho danh mục thức ăn chăn nuôi (và dự trữ) trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ bắt đầu năm ở mức 170 triệu giạ. Đến tháng 5, nhu cầu đã tăng lên 220 triệu giạ. Tháng 8 và tháng 9 năm đó, con số vọt lên 240 triệu giạ.

Tình hình tương tự cũng xảy ra vào năm 2012. Nhu cầu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi vào đầu năm ở mức 145 triệu giạ. Sau đó, hạn hán vào mùa hè ập đến. Giá ngô kỳ hạn phi mã lên 8,43 USD/giạ vào tháng 8, khiến nhu cầu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi tăng vọt lên 220 triệu giạ. Nhu cầu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi vẫn tăng mạnh ngay cả khi vào vụ thu hoạch, đạt mức cao nhất trong năm đó là 315 triệu giạ vào tháng 10, 11 và 12 năm 2012.

Với đà tăng giá hiện tại của giá ngô, nhu cầu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi đã bắt đầu tăng cao hơn. Vào tháng 12/2020, Bộ Nông nghiệp Mỹ chốt nhu cầu thức ăn chăn nuôi ở mức 100 triệu giạ, tăng lên 125 triệu giạ vào tháng 1/2021. Nếu giá ngô tiếp tục giao dịch cao hơn, nhu cầu đối với lúa mì cũng sẽ tăng trong những tháng tới.

Ảnh hưởng của các yếu tố quốc tế

Một số yếu tố ở nước ngoài cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu lúa mì.

Ở Nga, chính phủ đã phê duyệt mức thuế xuất khẩu 50 Euro/tấn đối với lúa mì từ ngày 1/3 đến ngày 30/6 nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và ngăn ngừa rủi ro giá nội địa cao hơn.

Vì việc áp thuế xuất khẩu này, Nga sẽ xuất khẩu ít hơn ra thế giới, điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ có thể giành thêm thị phần trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Hiện Bộ Nông nghiệp Mỹ chốt mức xuất khẩu lúa mì ở mức 985 triệu giạ.

Trung Quốc, quốc gia mua rất nhiều mua ngô và đậu tương của Mỹ, cũng đã mua lúa mì của Úc với nhiệt tình không kém. Hơn 700.000 tấn lúa mì của Úc đã được chuyển đến Trung Quốc trong những tuần gần đây.

Tại Argentina, vụ mùa dự kiến ​​sẽ nhỏ hơn so với các chỉ báo hiện tại của Bộ Nông nghiệp Mỹ do hạn hán đang diễn ra.

Giá mềm hơn do cầu

Do các kịch bản về cầu nêu trên, nhu cầu lúa mì có vẻ sẽ tăng mạnh vào năm 2021. Trên toàn cầu, người tiêu dùng lúa mì cuối cùng đã có thể dựa vào nguồn cung dồi dào. Và với việc lúa mì có thể được trồng nhiều ở cả hai bán cầu, may mắn là sự gián đoạn nguồn cung không phải là một vấn đề.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu có hạn hán ở Hoa Kỳ hoặc Nga vào mùa hè này khi cả hai nước đều là những nhà cung cấp xuất khẩu chính ra thế giới?

Lúa mì có thể là một trong những hàng hóa toàn cầu được định giá thấp nhất vào lúc này.

Hợp đồng lúa mì kỳ hạn trên sàn giao dịch Chicago ổn định trong khoảng giá từ 4-5 USD/giạ trong gần ba năm. Nhờ vào đợt tăng giá của ngô và đậu tương diễn ra từ cuối mùa hè năm 2020, giá lúa mì bắt đầu có có đà tăng. Kể từ tháng 8 năm ngoái, giá lúa mì kỳ hạn trên sàn giao dịch Chicago tăng gần 2 USD/giạ.

(Theo Farm Progress)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm