| Hotline: 0983.970.780

Nhức nhối thất thoát đầu tư xây dựng!

Thứ Hai 12/11/2012 , 20:58 (GMT+7)

Công tác kiểm soát chất lượng công trình xây dựng yếu kém, nhiều bất cập. Thêm vào đó hiện chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý các công trình sai phạm.

Chiều 12/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời chất vấn.


Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng

Là ĐB đầu tiên bấm nút đặt câu hỏi với người đứng đầu ngành Xây dựng, ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) đặt thẳng hai câu hỏi xoáy về trách nhiệm: Bộ trưởng có trách nhiệm gì khi xảy ra hiện tượng nhiều công trình xây dựng bị thất thoát do rút ruột dẫn đến sụp đổ? Kinh doanh BĐS thời gian qua kém hiệu quả bởi quá nhiều nhóm đối tượng cùng tham gia. Kế tiếp, ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đặt câu hỏi: Bộ Xây dựng có kịch bản gì nhằm hạn chế sự đổ vỡ của thị trường BĐS? Việc phân lô, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị còn quá thấp, nhất là chung cư cao tầng được xây dựng trong khu đất cũ. Còn ĐB Châu Thị Thu Nga (Hà Nội) nêu, dù có nhiều giải pháp nhưng thị trường BĐS vẫn gặp nhiều khó khăn. Thời gian tới, Bộ sẽ làm gì tháo gỡ?

Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ rà soát lại các dự án xi măng để hạn chế sự tồn kho xi măng trong ngành. Phải giải quyết được nguồn vốn đầu tư; dỡ bỏ rào cản, thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng; tập trung sử dụng vật liệu trong nước bằng cách làm nhiều nhà ở giá rẻ, nhà ở dành cho người có thu nhập thấp.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói: Trong năm qua chúng ta tạo lập được nhiều hạ tầng tốt, tạo ra cơ sở sản xuất quan trọng, nhiều trường học được xây thêm. Tuy nhiên, đúng như các ĐB nói, vấn đề lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng có từ lâu, giải quyết triệt để rất khó. Nguyên nhân bởi chúng ta đang sống ở thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng lại chưa hoàn thiện. Công tác kiểm soát chất lượng công trình xây dựng yếu kém, nhiều bất cập. Rồi tình trạng giải phóng mặt bằng cũng chưa đủ mạnh khi có nơi, tiền đền bù còn lớn hơn tiền xây dựng. Thêm vào đó hiện chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý các công trình sai phạm.

Cũng theo Bộ trưởng Dũng, để khắc phục những bất cập trên, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện văn bản có liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng. Lần này cơ quan chuyên ngành tham gia thẩm định trước khi nhà đầu tư bắt đầu thực hiện. Ngoài ra cần tăng cường giám sát chất lượng của các nhà thầu, chủ đầu tư. Cần có cơ chế để cộng đồng, người dân cùng tham gia, giám sát, phát hiện sai phạm ở các công trình. Bộ cũng tập trung hoàn thiện những văn bản quy định, quản lý phát triển đô thị có quy hoạch (có lộ trình, có Ban quản lý để khớp nối dự án, chủ đầu tư) nhằm hạn chế tình trạng “rút ván” khi đã bán được nhà cho dân.


Tháp truyền hình Nam Định gãy đổ trong cơn bão số 8 vừa qua.

Dường như chưa thỏa mãn với câu trả lời, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi: “Bộ trưởng nói sao về chất lượng nhà ở VN?". Trả lời, Bộ trưởng Dũng cho hay, hiện cả nước có khoảng 54.000 công trình đang đầu tư, phần lớn kiểm soát được chất lượng (dân dụng công nghiệp, dịch vụ). Song vẫn có công trình do dân tự xây có vấn đề về chất lượng gây thiệt hại về tiền, người lao động. Còn việc sập cầu ở Cần Thơ, đổ tháp truyền hình Nam Định, tuy là công trình nhà nước nhưng không phải quá lớn. Khắc phục phải từng bước bởi nó cần nhiều vốn. Vì vậy, cần có sự cam kết của chủ đầu tư với địa phương. Bộ Xây dựng cũng góp phần xem xét, giám sát những công trình này.

Xem thêm
Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.