| Hotline: 0983.970.780

Những câu chuyện từ nước Mỹ: Câu chuyện bản sắc

Thứ Hai 19/09/2016 , 09:03 (GMT+7)

Với vai trò là một sinh viên du học ngành báo chí ở Mỹ, tôi đã có cơ hội lắng nghe, trải nghiệm nhiều câu chuyện, cũng như băng qua những vùng đất mà trước đó, tôi chỉ biết đến qua sách báo. 

Có những câu chuyện mang lại cho tôi nhiều suy nghĩ, và có những vùng đất khiến tôi ao ước rằng, một ngày nào đó tôi sẽ trở lại. Cả những con người, tôi cũng mong một ngày được hội tụ.

Những câu chuyện, dù nghiệt ngã hay thú vị, đều là những câu chuyện tôi thực sự muốn kể ra.

 

1. Ở Mỹ, khái niệm “third culture kids” (những đứa trẻ thuộc nền văn hoá thứ 3) để ám chỉ sự ra đời của những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, nhưng bố và mẹ chúng đến từ những quốc gia khác nhau. Chính sự giao thoa trong hôn nhân từ các chủng tộc và quốc gia khác nhau, nhưng họ sinh sống trên đất Mỹ đã tạo nên những cá thể được thừa hưởng nền văn hoá thứ 3, nền văn hoá Mỹ.

Trong thời gian học tập ở Mỹ, tôi chơi khá thân thiết với Katherine Le và Kakanda Johnson. Họ là những “third culture kids”. Thoạt quan sát về lối sống của cả 2, họ giống như những công dân Mỹ thông thường. Họ tự hào về nước Mỹ, ăn bánh hamburger, uống Soda và tán chuyện về Donald Trump.

Tuy vậy, ẩn sâu trong Katherine và Kakanda là những câu chuyện về bản sắc khác nhau.

 

2. Katherine có mẹ là người gốc Trung Quốc và bố gốc Việt. Tuy có nguồn gốc cực thuần Á, nhưng Stephanie lại có đôi mắt xanh và mái tóc vàng tự nhiên của người da trắng.

Cô từng kể với tôi rằng, những ngày bắt đầu đến trường đi học, cô từng là mục tiêu của những kẻ thích trêu ghẹo người khác vì cô có ngoại hình khá khác biệt. Cô từng ao ước khuôn mặt cô không to, mái tóc và màu mắt phải là những thứ thuộc về người Á Đông.

Điều cô buồn hơn là mỗi khi xem những bức hình gia đình, một mình cô một kiểu, không giống ai và không ai giống mình. Đến tận bây giờ, cô vẫn không hiểu tại sao cô lại có ngoại hình giống như vậy, dù rằng gia đình cô đã từng cố lục kí ức về gia phả để kiểm tra xem, liệu trong dòng họ có ai là người da trắng hay không. Nhưng đến nay, Stephanie cho rằng, cô vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng.

Dù Katherine không nói được tiếng Việt, nhưng có một thứ cô luôn tự hào và luôn thách thức tôi: “Cậu thích nói chuyện về thành phần làm bánh xèo và thi đổ bánh xèo với tôi không? Tôi chắc thành thạo hơn cậu đấy”.

Katherine quả quyết, chính cái căn cơ có dính líu về Việt Nam mà bố cô và ông bà nội suốt ngày ra rả nói với nhau. Thêm vào đó là văn hoá Trung Hoa từ mẹ cô. Cô là một “third culture kid” chính hiệu với 3 nền văn hoá: Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ.

Với “third culture kids”, khi ý thức được chúng có những trải nghiệm văn hoá khác biệt từ gia đình và từ môi trường xã hội, một trạng thái tâm lý khá bình thường là họ sẽ đi tìm câu trả lời cho những gì họ thắc mắc: Họ là ai?

Và Katherine đã tự hỏi, cô là ai và cô thuộc về nền văn hoá nào? Cô thuộc về đâu: là nơi có văn hoá ăn bánh xèo, hay há cảo hay là bánh hamburger?

 

3. Một người bạn “third culture kid” khác là Kakanda Johnson. Người bạn hay cười và luôn đan xen những câu chuyện về một đất nước Zambia xa xôi và những chuyến thăm quê cha - Phần Lan cho tôi nghe mỗi giờ nghỉ trưa.

Sở hữu cái tên độc đáo, Kakanda sẽ thoạt giật mình nếu ai đó phát âm đúng tên cô. Cái tên bắt nguồn từ một phương ngữ ở châu Phi, như gợi nhớ về nguồn gốc văn hoá cô thuộc về.

Về ngoại hình, Kakanda có nước da sáng hơn những đứa trẻ thuần gốc Phi, mái tóc xoăn và nụ cười tươi.

Khi bắt đầu tuổi đến trường, Kakanda cũng bắt đầu tự hỏi: Cô là ai? Bởi lẽ, những thứ cô tiếp nhận từ bạn bè có nhiều khác biệt so với những gì cô được bố mẹ chỉ bảo ở nhà.

Cô cũng đau đáu sự mâu thuẫn, cô thuộc về nền văn hoá nào? Những gì bố cô chỉ dạy hay là từ người dì Zambia nói tiếng Anh không sõi. Hay cô phải quên đi những thứ đó, bởi chắc chắn rồi, nơi đây là nước Mỹ - nơi cô sinh ra, lớn lên và có lẽ sẽ gắn bó trọn vẹn với nó.

Kakanda từng phải đi trị liệu tâm lý vì ở trường, cô cảm thấy lạc lõng. Những bữa tiệc cấp 3 mà cô từng tham dự, ở đó, những người bạn cùng trang lứa của cô nghe thứ âm nhạc lạ lẫm. Nó không giống như thứ âm nhạc mà mẹ cô thường nghe ở nhà. Mọi thứ bên ngoài khác xa với những gì cô được giáo dục từ bé.

 

4. Cả Katherine và Kakanda đều là sinh viên học rất giỏi ở trường. Họ đã thôi mâu thuẫn và đã tìm được câu trả lời cho việc mình thuộc về văn hoá nào. Chính họ, đã phá bức tường văn hoá để hoà nhập.

15-49-40_2-bn-sc
Thế hệ trẻ “đa văn hoá” có bố mẹ đến từ các quốc gia khác nhau đang bồi đắp sự đa dạng và tôn vinh sự khác biệt trong xã hội Mỹ

 

Với Katherine, cô có thể ăn bánh xèo, ăn tai lợn chiên giòn nhưng cũng có thể ăn bánh Donut. Kakanda có thể hát những ca khúc mang âm hưởng dân gian Zambia, nhưng cô cũng có thể nhún nhảy mỗi khi đâu đó, bật nhạc Madonna hay Britney Spears.

Họ khoe với tôi rằng, những “third culture kids” có đặc quyền riêng. Họ có thể thuộc về nơi này, hoặc thuộc về nơi kia. Tất cả phụ thuộc vào chính họ. Đa văn hoá là thứ họ tự nhiên có được và họ được quyền lựa chọn, trong khi một người thuần Mỹ hay là tôi, một người thuần Việt Nam, sẽ không thể có.

Chính những “third culture kids” đã bồi đắp nên bản sắc của người Mỹ, chính là tôn trọng sự đa dạng và khác biệt.

Xem thêm
Phim 'Queen of Tears' đứng số 1 Hàn Quốc

Bộ phim 'Queen of Tears' của Hàn Quốc sẽ xoa dịu sự tiếc nuối sau khi phim kết thúc của người xem bằng việc phát sóng tập đặc biệt trong hai ngày 4-5/5.

Real Madrid thoát thua trên sân Bayern Munich

Với cú đúp của Vinicius, Real Madrid đã có được trận hòa 2-2 ngay trên sân của Bayern Munich tại bán kết lượt đi UEFA Champions League.

Các huyền thoại Brazil thua đậm trước Quang Hải và đồng đội

Đội bóng của huyền thoại Rivaldo để thua đậm trước CLB Công an Hà Nội trong trận giao hữu diễn ra vào chiều 29/4

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất