| Hotline: 0983.970.780

Những công nghệ nuôi trồng thủy sản hiện đại nhất đã có ở Lâm Đồng

Thứ Sáu 12/08/2022 , 13:33 (GMT+7)

Để tiếp tục nâng cao giá trị thương hiệu ngành thủy sản, tỉnh Lâm Đồng xây dựng chứng sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao trong nuôi trồng.

Lâm Đồng là địa phương có lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu để phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá nước lạnh. Ảnh: Minh Hậu.

Lâm Đồng là địa phương có lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu để phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá nước lạnh. Ảnh: Minh Hậu.

Ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết, nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là thủy sản nước lạnh có vai trò quan trọng đối với người dân, cộng đồng và kinh tế của tỉnh. 

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, đến cuối 2021, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Lâm Đồng vào khoảng 2.350ha, trong đó diện tích nuôi cá nước lạnh khoảng 53ha. Diện tích nuôi thủy sản tập trung chủ yếu ở huyện Lâm Hà 939ha, Đức Trọng 257ha, Bảo Lâm 274ha, Cát Tiên 202ha, Di Linh 131ha Đam Rông 175 ha và thành phố Bảo Lộc 134ha. Sản lượng thủy sản toàn tỉnh ước đạt khoảng 9.300 tấn, trong đó trên 8.000 tấn cá truyền thống và trên 1.200 tấn tấn cá nước lạnh.

Sản lượng sản phẩm thủy sản của tỉnh Lâm Đồng sản xuất cơ bản đáp ứng được nhu cầu thực phẩm trong tỉnh. Riêng sản phẩm cá nước lạnh đã hình thành liên kết chuỗi giá trị hàng hóa, tham gia vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Khu nuôi cá nước lạnh công nghệ cao của một doanh nghiệp triển khai tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Khu nuôi cá nước lạnh công nghệ cao của một doanh nghiệp triển khai tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng, những năm gần đây, ngành thủy sản được lãnh đạo tỉnh quan tâm, chú trọng. Trong đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030; Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030.

Đây là những điều kiện cần, tạo cơ sở cho việc xây dựng các dự án phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh, tiến tới phát triển ngành thủy sản có giá trị cao, đóng góp vào cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, tỉnh Lâm Đồng đã ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất giống thủy sản, nhất là công nghệ sản xuất con giống cá nước lạnh phục vụ nhu cầu sản xuất trên địa bàn.

Hiện, các doanh nghiệp đã đầu tư trang thiết bị, công nghệ để nhập khẩu trứng giống từ Liên Bang Nga và Cộng hòa Liên bang Đức về nuôi ấp nở, ương dưỡng giống cá bột để cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất cá nước lạnh thương phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Nhiều doanh nghiệp tại Lâm Đồng đã đầu tư trang thiết bị, công nghệ để sản xuất giống cá nước lạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển tại địa phương. Ảnh: Minh Hậu.

Nhiều doanh nghiệp tại Lâm Đồng đã đầu tư trang thiết bị, công nghệ để sản xuất giống cá nước lạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển tại địa phương. Ảnh: Minh Hậu.

Ngoài ra, nhiều hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ nuôi cá tiên tiến trên thế giới như nuôi tuần hoàn, nuôi nước chảy, nuôi trong nhà. Trong đó, công nghệ Biofloc được ứng dụng rộng rãi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và phòng chống được một số bệnh trên cá, giảm ô nhiễm môi trường, tăng năng suất nuôi.

Vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt kinh phí để Sở Khoa học và Công nghệ giao Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III thực hiện các đề tài về nuôi thử nghiệm cá trắng châu Âu và nghiên cứu các tác nhân gây bệnh trên cá và giống cá ở địa phương. Các đề tài này được đánh giá đạt yêu cầu và có khả năng ứng dụng vào thực tiễn sản xuất cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, đối với lĩnh vực khai thác nguồn lợi thủy sản, thời gian qua việc khai thác trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chủ yếu theo mùa vụ. Vùng khai thác tập trung ở 3 huyện phía Nam nhờ hệ thống sông Đồng Nai và các hồ chứa, đập, sông suối nên việc khai thác manh mún, sản lượng khai thác không nhiều.

Xem thêm
Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.