| Hotline: 0983.970.780

Những điều cần biết về ung thư phổi giai đoạn III và hóa trị liệu

Thứ Ba 24/03/2020 , 10:55 (GMT+7)

Mặc dù bạn không thể kiểm soát được quá trình bị bệnh, nhưng bạn có thể sắp xếp điều trị theo ý mình. 

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy sự kết hợp của xạ trị và hóa trị đồng thời cho kết quả tỷ lệ sống cao hơn ở bệnh nhân ung thư phổi (Ảnh minh họa).

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy sự kết hợp của xạ trị và hóa trị đồng thời cho kết quả tỷ lệ sống cao hơn ở bệnh nhân ung thư phổi (Ảnh minh họa).

Tin bị chẩn đoán mắc ung thư phổi có thể khiến bạn sốc. Nhưng sau khi cú sốc ban đầu qua đi, không còn mong muốn nào khác là đánh bại căn bệnh này. Đâu là cách lý tưởng để làm điều đó? Điều tối quan trọng là nhận biết cách thức điều trị tốt nhất cũng như xác định giai đoạn mắc bệnh.

Thời điểm hiện tại, bạn sẽ có nhiều lựa chọn điều trị hơn so với các thập kỷ trước, một trong số đó là liệu pháp hóa trị liệu (CRT), hơi khác so với hóa trị truyền thống.

CRT là gì?

Trong nhiều thập kỷ qua, nếu một bệnh nhân Ung thư phổi giai đoạn III không thể phẫu thuật, phương pháp điều trị đầu tiên theo tiêu chuẩn sẽ là xạ trị. Y học tiến bộ, các phương pháp điều trị khác như hóa trị liệu đã được thêm vào xạ trị.

Tiến sĩ Victoria Villaflor -  chuyên ngành nghiên cứu ung thư tại Đại học Northwestern - giải thích, hiện nay phương pháp điều trị tiêu chuẩn đầu tiên cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III (NSCLC) không thể phẫu thuật được là CRT đồng thời (cCRT). Bệnh nhân trải qua cCRT được điều trị với mục đích chữa khỏi hẳn bệnh ung thư thay vì chỉ trì hoãn căn bệnh phát triển.

Những điều bạn cần biết về ung thư phổi

Theo tiến sĩ Villaflor, CRT là sự kết hợp giữa hóa trị và xạ trị, mỗi phương pháp lại có cách thức khác nhau để tiêu diệt tế bào ung thư. Có hai loại: CRT tuần tự (sCRT) và CRT đồng thời (cCRT). Bệnh nhân nhận sCRT lần lượt được hóa trị và xạ trị. Phương pháp cCRT thì khác, sử dụng hóa trị và xạ trị cùng lúc.

cCRT được coi là hiệu quả nhất. "Nghiên cứu lâm sàng cho thấy sự kết hợp của xạ trị và hóa trị đồng thời cho kết quả tỷ lệ sống cao hơn", tiến sĩ Villaflor cho biết.

Mất bao lâu trong sử dụng cCRT?

Theo tiến sĩ Villaflor, thời gian điều trị khác nhau tùy theo từng người và phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của bạn và bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào.

Hóa trị

Hóa trị có thể được dùng dưới dạng truyền vào máu, tiêm hoặc uống, như thuốc viên, viên nang hoặc chất lỏng. "Hóa trị liệu hoạt động bằng cách làm hỏng DNA của các tế bào ung thư, giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự hình thành và lây lan của các tế bào ung thư mới", tiến sĩ Villaflor phân tích.

Xạ trị

Không giống như hóa trị có thể làm hỏng các tế bào khỏe mạnh trên toàn cơ thể, xạ trị hoạt động bằng cách xác định và tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, cần lưu ý xạ trị cũng có thể làm hỏng các tế bào khỏe mạnh nằm trong đường đi của tia bức xạ.

Ai có thể sử dụng phương pháp CRT?

cCRT hiện là phương pháp tiêu chuẩn điều trị cho bệnh nhân NSCLC Giai đoạn III  không thể phẫu thuật. 

Để xác định xem phương pháp này có phù hợp với mình hay không, bạn cần xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh tình. Muốn chẩn đoán chính xác sẽ đòi hỏi thông tin đầu vào toàn diện từ một đội ngũ chuyên gia đa ngành. Đội ngũ này không chỉ bao gồm bác sĩ chuyên khoa ung thư, mà cả các bác sĩ phẫu thuật lồng ngực, bác sĩ phổi,...

Phân loại NSCLC giai đoạn III

Giai đoạn IIIA

Giai đoạn IIIB

Giai đoạn IIIC

Khối u nguyên phát có thể đã lan đến các hạch bạch huyết ở cùng lá phổi khởi phát.

Khối u nguyên phát có thể đã lan đến các hạch bạch huyết ở cùng lá phổi hoặc lá phổi còn lại, phía trên xương đòn hoặc trong khoảng trống giữa phổi.

Khối u nguyên phát có thể đã phát triển và lan đến các hạch bạch huyết ở lá phổi còn lại, phía trên xương đòn hoặc giữa phổi. Lúc này có hai hoặc nhiều khối u ở cùng một bên ngực.

Sau khi xác nhận giai đoạn, lịch sử sức khỏe và lối sống bệnh nhân sẽ dùng để xác định xem cCRT có phải là một điều trị thích hợp hay bệnh nhân có hội đủ điều kiện sử dụng phương pháp này không.

Theo y tá Victoria Sherry thuộc Trung tâm Ung thư Abramson tại Penn Medicine, bác sĩ cũng có thể hỏi bạn một số câu hỏi về lịch sử sức khỏe, sử dụng thuốc hiện tại của bạn và những xét nghiệm bạn đã trải qua.

Sherry cho biết, rất nhiều bệnh nhân lo ngại khi bắt đầu một quá trình điều trị, do đó, họ tự lập ra một kế hoạch xử lý mọi vấn đề hậu cần, chẳng hạn như đến văn phòng bác sĩ hay tiền thuốc. Những vấn đề này có khả năng trì hoãn điều trị, dẫn tới kết quả điều trị sẽ kém hơn.

Tác dụng phụ của CRT

Theo tiến sĩ Villaflor, các tác dụng phụ của CRT có thể thay đổi dựa trên loại thuốc và số lượng hóa trị, thời gian điều trị và khả năng đáp ứng của bệnh nhân. Các tác dụng phụ phổ biến nhất là:

  • Viêm thực quản (viêm mô thực quản, gây đau khi nuốt)
  • Viêm phổi (viêm phổi do bệnh, nhiễm trùng, xạ trị, dị ứng hoặc kích thích mô)
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Khó nuốt
  • Mất cảm giác ngon miệng và giảm cân
  • Kích ứng da
  • Rụng tóc

May mắn là khả năng xử lý tác dụng phụ trong điều trị đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây. 

Nhiều tác dụng phụ có thể dự đoán được và kiểm soát thông qua biện pháp can thiệp, ví dụ điều chỉnh phác đồ CRT để giúp bệnh nhân thoải mái hơn. Tuy nhiên, nếu bất kỳ tác dụng phụ nào không biến mất, cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.

CRT khác với các phương pháp điều trị ung thư khác như thế nào?

Ngày nay, phương pháp tiêu chuẩn điều trị NSCLC Giai đoạn III đầu tiên là cCRT - cung cấp cho bệnh nhân khả năng điều trị với mục đích chữa khỏi hẳn bệnh.

Tiến sĩ Villaflor cho biết, “dựa trên phân loại và giai đoạn phát triển của khối u, phương pháp tốt nhất (được xác định bởi bệnh nhân và đội ngũ chăm sóc sức khỏe của họ) sẽ được thử trước tiên, và các liệu pháp tiếp theo được sử dụng dựa trên phản ứng chữa trị, chẳng hạn như liệu pháp miễn dịch sau khi áp dụng cCRT”.

(Theo Prevention)

Xem thêm
Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Khám phá 5 lợi ích vàng của mứt vỏ bưởi đối với sức khỏe

Mứt vỏ bưởi không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như giảm cân, tăng đề kháng và bảo vệ tim mạch.

Bình luận mới nhất