| Hotline: 0983.970.780

Những điều cần lưu ý vụ lúa đông xuân ở Nam Trung bộ

Thứ Ba 03/01/2023 , 15:55 (GMT+7)

Với bà con nông dân khu vực Nam Trung bộ, vụ đông xuân năm nay chính là 'chạy đua với thời tiết để kịp thời vụ.

Chưa năm nào, khẩu hiệu sản xuất đầu vụ là “chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện từng địa phương” lại được bà con nằm lòng và thực hiện triệt để như năm nay. Vậy nhưng nhiều nơi, diện tích mới gieo sạ vẫn bị mất giống do mưa lũ.

13

Nông dân tất bật chuẩn bị cho đợt đầu bón phân thúc cho lúa đẻ nhánh.

Là một trong những nơi thuận lợi xuống giống đầu vụ đông xuân 2022 - 2023, bà con xã viên của HTX Nông nghiệp Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ (Bình Định) đang tất bật chuẩn bị cho đợt đầu bón phân thúc cho lúa đẻ nhánh. Cây lúa 10 ngày tuổi sinh trưởng tốt, bộ rễ khỏe, phát triển dài và không có dấu hiệu của bọ trĩ đầu vụ. Bởi, ngay từ đầu, bà con đã chuẩn bị rất kỹ cho các khâu như làm đất, chọn giống và bón lót đầu vụ.

Theo các nhà khoa học, so với ĐBSCL, mùa mưa ở khu vực Nam Trung Bộ kết thúc muộn hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc xuống giống vụ đông xuân 2022 - 2023. Nhất là năm nay, hiện trạng thời tiết cực đoan tiếp tục xảy ra, gây thiệt hại cho nhiều nơi lúa xuống giống sớm ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định…

Những năm trước, đến thời điểm này nông dân Bình Định đã xuống giống cho vụ đông xuân trên các chân ruộng sản xuất 3 vụ lúa/năm, chuẩn bị xuống giống các chân ruộng sản xuất 2 vụ lúa/năm. Thế nhưng năm nay, thay vì tích nước thì nhiều hồ chứa đã phải tính toán điều tiết nước qua tràn để đón mưa lớn với lưu lượng đảm bảo cắt giảm lũ cho hạ lưu. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp Bình Định đã thận trọng lùi lịch xuống giống ở các địa phương theo dự báo thời tiết, đồng thời phối hợp với các địa phương xây dựng các phương án tưới tiêu phù hợp.

11

Nông dân Bình Định đã chú trọng các yếu tố canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo đó, lịch thời vụ và cơ cấu giống vụ đông xuân 2022 - 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Định với chân ruộng 3 vụ/năm xuống giống tập trung từ ngày 25/11 - 5/12/2022; chân ruộng 2 vụ/năm xuống giống tập trung từ ngày 10/12 - 25/12/2022; chân ruộng trũng thấp xuống giống theo tình hình nước rút, tập trung gieo sạ và kết thúc trước ngày 20/1/2023.

Về cơ cấu giống, tập trung các giống đã được công nhận như Khang dân đột biến, ĐV 108, An sinh 1399, Q5…; một số diện tích sản xuất các giống triển vọng, giống mới như Hương Châu 6, Bắc Hương 9, VNR 88… Với cây trồng cạn, tập trung sản xuất từ cuối tháng 11/2022 đến cuối tháng 2/2023.

Bên cạnh yếu tố thời vụ và cơ cấu giống, các địa phương cần tập trung chỉ đạo gói kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” đồng bộ; nhất là giảm lượng giống gieo sạ và tăng cường bón lót phân hữu cơ. Sử dụng các dạng phân ure chậm tan để chống thất thoát đạm.

Rút kinh nghiệm từ vụ đông xuân 2021 - 2022, bắt đầu vào vụ đông xuân 2022 - 2023, ngành nông nghiệp các tỉnh thành Nam Trung bộ, bao gồm tỉnh Bình Định đã triển khai xây dựng kế hoạch sản xuất. Trong đó, chú trọng các yếu tố thích ứng với biến đổi khí hậu, biến động thị trường.

Để canh tác lúa vụ đông xuân 2022 - 2023 đạt hiệu quả, tiết giảm chi phí sản xuất, trong đó đáng kể nhất là chi phí giống, phân bón và quản lý dịch hại mà vẫn đảm bảo năng suất, lợi nhuận, các nhà khoa học khuyến cáo bà con cần theo dõi sát diễn biến thời tiết và nên áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh, làm đất kỹ, giảm lượng giống gieo sạ, không phun thuốc BVTV trước 40 ngày sau sạ, kết hợp bón phân thông minh cho ruộng lúa.

12

Bà con cần theo dõi sát diễn biến thời tiết và nên áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh, làm đất kỹ, giảm lượng giống gieo sạ...

Cụ thể:

- Bón lót trước khi gieo sạ để bộ rễ lúa phát triển khỏe ngay từ đầu gồm: Phân chuồng hoai mục 10 tấn/ha hoặc bón phân hữu cơ Đầu Trâu Organic đa dụng 1 tấn/ha. Bón đợt 1 lúc lúa từ 7 - 10 ngày sau khi gieo sạ với phân Đầu Trâu 997 TVL hoặc NPK Đầu trâu 20-15-5+TE, lượng bón 100 - 150kg/ha. Bón đợt 2 lúc lúa từ 18 - 22 ngày với phân Đầu Trâu 998 TVL hoặc NPK Đầu trâu 20-15-5+TE, lượng bón 100 - 150kg/ha. Bón đợt 3 đón đòng với phân Đầu Trâu 999 TVL hoặc NPK Đầu trâu 15-5-20+TE, lượng bón 100 - 120kg/ha.

Trong đó, các sản phẩm phân bón chuyên dùng cho lúa như phân Đầu Trâu 997 TVL, 998 TVL, 999 TVL, hay NPK Đầu trâu 20-15-5+TE, và NPK Đầu trâu 15-5-20+TE đã được nhà sản xuất nghiên cứu cải tiến, bổ sung các thành phần trung vi lượng, trong đó tăng hiệu quả sử dụng phân bón với hoạt chất Agrotain chứa n-[N-BTPT] ngăn chặn sự mất đạm. Khi bón ở giai đoạn đầu giúp lúa ra rễ mạnh, đẻ nhánh khoẻ, tăng số bông. Bón ở giai đoạn đón đòng giúp lúa có đòng to, trổ đều, bông lớn, chắc hạt. 

Đồng thời, vi lượng kẽm thông minh-smart zinc được bổ sung trong phân bón này sẽ giúp cường sức cho cây lúa, tăng khả năng chống chịu với các yếu tố bất lợi, khắc nghiệt của thời tiết và chỉ tan khi cây cần, vì vậy sẽ hỗ trợ tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tiết kiệm chi phí cho nhà nông.

Khi bà con áp dụng đồng bộ các giải pháp canh tác thông minh, trong đó có sử dụng quy trình bón phân dòng phân bón chuyên dùng cho lúa theo quy tắc "4 đúng" sẽ giúp bà con thích ứng với tình hình giá vật tư nông nghiệp đầu vào tăng cao như hiện nay.

Xem thêm
Sâu hại chính trên dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu là loại cây trồng cho thu hoạch quanh năm và có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên hay bị các loại sâu hại làm giảm năng suất, chất lượng và mẫu mã...

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?