Thất mùa, khách hàng tranh nhau mua nên giá cả tăng cao, khi giá lên cao thì nông dân lại không có để bán. Rút cuộc, nông dân vẫn vất vả nhưng cuộc sống vẫn dậm chân tại chỗ. Ngày nay, nông dân Việt Nam ứng dụng công nghệ 4.0, lại có sự hỗ trợ đắc lực của cán bộ khoa học và khuyến nông, cùng với chính sách phát triển nông nghiệp của nhà nước ngày càng được cải thiện đồng bộ hơn, nên đã từng bước làm chủ được thiên nhiên, chế ngự được điều kiện thời tiết bất thuận.
Dù điều kiện bão lụt ập đến liên tiếp, nông dân vẫn làm chủ được tình cảnh “được mùa, trúng giá”. Chỉ cần nói riêng về cây lúa, với những con số thống kê sơ bộ đã cho thấy qua 10 tháng đầu năm 2022, cả nước đã xuất khẩu được 6,1 triệu tấn gạo, đạt doanh thu 3,0 tỷ USD. Với đà này, đến hết năm, xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt mốc 6,5 - 7 triệu tấn với kim ngạch khoảng 3,5 tỷ USD.
Có được lượng gạo xuất khẩu cùng với doanh thu như vậy là do được mùa, trúng giá. Chỉ riêng khu vực ĐBSCL - nơi đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu trong 2 vụ đông xuân và hè thu 2022 đều thuộc diện trúng mùa. Nhiều nông dân đạt năng suất 7 - 8 tấn lúa/ha. Tại Kiên Giang, giá lúa IR50404 đang giữ mức 6.200 - 6.400 đồng/kg. Giá lúa OM5451 đạt mức 7.600 - 7.800 đồng/kg; Đài thơm cũng tăng từ 1.000 - 1.100 đồng/kg, đạt mức 7.800 - 8.000 đồng/kg. Đó là chưa kể đến giá lúa của các giống đặc sản như ST24, ST25 và các giống đặc sản khác.
Riêng tháng 10/2022, ĐBSCL đã xuất khẩu được 700.000 tấn gạo, mang về 334 triệu USD. Điều đáng vui mừng cho người trồng lúa là sợ không có lúa mà bán chứng không phải lo giá lúa không hấp dẫn. Dự báo tình hình thị trường này còn có thể kéo dài đến cả năm 2023 hoặc còn lâu hơn nữa, bởi lẽ Ấn Độ là nước có diện tích lúa gạo cao nhất thế giới (khoảng trên 42 triệu ha lúa) nay đang có chính sách cấm xuất khẩu gạo 100%, tình thế khan hiếm gạo đang diễn ra trên thị trường thế giới, chưa kể đến Ucraina - vựa lúa mì của thế giới chỉ được tháo kho nhỏ giọt do chiến tranh chưa có hồi kết thúc.
Vậy để tận dụng lợi thế cho nghề trồng lúa, nông dân Việt Nam, đặc biệt nông dân vùng ĐBSCL cần làm gì? Ở vùng ĐBSCL, trong 2 vụ lúa chính thì vụ lúa đông xuân có lợi thế là rất ổn định, ăn chắc và bao giờ cũng đạt năng suất cao hơn vụ hè thu xấp xỉ trên dưới 20%.
Vụ lúa đông xuân ăn chắc bởi hàng năm đất đai được hưởng một mùa lũ chứa lượng phù sa quý giá bồi đắp cho đồng ruộng. Năm 2022, mức lũ cao hơn năm 2021, lại có thêm lượng mưa khá dồi dào, độc tố trong đất được hóa giải và thời tiết cho cây lúa rất thuận lợi (nhiệt độ mát mẻ, ánh sáng chan hòa, sâu bệnh ít hơn vụ hè thu).
Do vậy, cần chuẩn bị tốt về giống, gieo sạ đúng lúc, gieo thưa vừa phải theo con nước vừa rút và gieo sạ tập trung, giữ nước tốt, giảm tối thiểu thuốc trừ sâu bệnh và chọn loại phân bón hợp ý để có thể vừa giảm lượng bón, giảm bớt suất đầu tư mà năng suất lúa vẫn đạt mức cao hợp lý.
Về toàn bộ các khâu kỹ thuật liên hoàn cho nghề trồng lúa, bà con đã từng bước nắm khá vững, lại sử dụng cơ giới cho các khâu canh tác khá thành thạo. Vì vậy, người viết bài này không đề cập đến những yếu tố đã nêu mà chỉ lưu ý bà con chọn loại phân thích hợp để đạt được năng suất mong muốn. Bỡi lẽ, hiện nay giá phân bón cùng với giá các vật tư khác đang "nhảy múa" chưa có hồi hạ nhiệt, có thể làm không ít bà con lúng túng khi ra quyết định lựa chọn.
Vậy về phân bón, bà con nên chọn chủng loại nào và liều lượng bón bao nhiêu là phù hợp để có hiệu quả cao mà môi trường sinh thái vẫn giữ được trong sạch? Có thể chưa mách bảo thì bà con cũng đã biết. Vì các chủng loại phân bón này đã từng đồng hành vời bà con nhiều năm. Đó chính là loại phân Đầu Trâu TEA1 và Đầu Trâu TEA2 của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền.
Từ năm 2016 đến nay, 2 loại phân này đã theo chân bà con trình diễn đến 6 vụ trên phạm vi 13 tỉnh ĐBSCL, đã có ít nhất 400 hộ trực tiếp tham gia và đánh giá chất lượng của các loại phân này. Tính bình quân trên các loại đất và cả 2 vụ đông xuân và hè thu cho thấy: Bón phân Đầu Trâu TEA1 và ĐT TEA2 cho lúa so với nền phân của bà con làm đối chứng đã vừa tiết kiệm được 57kg giống/ha; giảm được bình quân 24 đơn vị đạm (N), tương đương 52,6kg Ure/ha hay tương đương với 28,2%, nhưng năng suất lúa lại cao hơn đối chứng bình quân 420kg thóc/ha (7,2%). Đặc biệt, lợi nhuận còn cao hơn đối chứng đến 4,256 triệu đồng/ha.
Bà con cũng chú ý rằng trong vụ đông xuân, điều kiện đất, nước, khí hậu đều rất có lợi cho cây lúa nên không cần thiết phải sử dụng phân bón Đầu Trâu mặn phèn để bón lót mà chỉ cần sử dụng Đầu Trâu TEA1 bón thúc 2 đợt: Đợt 1 bón thúc 7 - 10 ngày sau sạ, liều bón 100 - 150kg Đầu Trâu TEA1/ha; bón thúc lần 2 vào lúc 18 - 22 ngày sau sạ, cũng dùng Đầu Trâu TEA1, liều bón 100 - 150 kg/ha và bón đón đòng vào lúc từ 38 - 42 ngày sau sạ bằng loại phân Đầu Trâu TEA2, liều bón 150 kg/ha. Tổng lượng chất dinh dưỡng cho 1ha là: 67,5 - 88,5kgN + 34 - 48kg P2O5 + 45,5 - 52,5kg K2O/ha.
Như vậy, bón 2 chủng loại phân Đầu Trâu này vừa đơn giản lại dễ sử dụng, giảm bớt công lao động lại cho năng suất và lợi nhuận cao hơn phương thức bà con từng sử dụng. Để đảm bảo kế hoạch, bà con cần liên hệ với các đại lý có phân Đầu Trâu để tập kết phân sớm, chủ động cho kế hoạch canh tác, giúp bà con có năng suất cao để đạt mục tiêu vừa trúng mùa, lại trúng giá.