| Hotline: 0983.970.780

Những đổi thay trong đời sống kiều bào từ Campuchia hồi hương về Bình Phước

Chủ Nhật 12/02/2017 , 07:30 (GMT+7)

Giã từ cuộc sống lang bạt trên sông nước từ đất nước Campuchia, họ trở về quê hương sống chật vật trong những căn lều dựng tạm bên dòng nước...

Hành trang ngày về trở về vỏn vẹn là con số không với bày con nhỏ đông đúc. Có lẻ, ước mơ lớn nhất đối với những mảnh đời này là có được một mảnh đất cắm dùi để an cư lạc nghiệp, con cái được học hành.
 

Gian nan ngày trở về

Theo chân của những cán bộ địa phương xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập (Bình Phước), chúng tôi ghé thăm bà con “xóm Việt kiều” nơi đây. Họ, những con người quanh năm suốt tháng gắn liền với cuộc sống nơi bến nước, con đò đầy gian khổ. Xã Phước Minh có 251 người dân di cư tự do từ Campuchia về nên gọi là “xóm Việt kiểu”.

10-16-53_nh-1
Những ngôi nhà dân Việt kiều Campuchia về nước co cụm trên lòng hồ thủy điện Cân Đơn thuộc thôn Bù Tam, xã Phước Minh
 

Vài năm trở lại đây, những người con đất Việt sau nhiều năm lang bạt trên sông nước trên đất Campuchia trở về quê hương ngày một nhiều hơn. Và đó cũng là gánh năng đối với chính quyền địa phương có kiều bào Campuchia về cư ngụ. Vì không có nổi tiền mua đất nên họ co cụm lại trên một mảnh đất trống nào đó sát bên lòng hồ thủy điện Cần Đơn để dựng những túp lều bạt rồi tiếp tục cuộc sống trên sông nước kiếm kế sinh nhai. Nay, cuộc sống của bà con nơi đây tuy đã có nhiều thay đổi, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả.

Thôn Bình Tiến 1 của xã Phước Minh có hơn 30 hộ dân sống quây quần nhiều năm nay. Họ tá túc trong những ngôi nhà nằm sát nhau được dựng lên bằng những thanh gỗ cũ và lợp, đắp tôn. Mỗi ngôi nhà chừng 30m2, một gia đình từ có 4 - 6 người cư ngụ. Xóm nghèo bỗng vui khi thấy khách lạ. Họ ôn tồn, hiền hòa thăm hỏi và sau đó say sưa kể về cuộc đời mình. Theo lời kể, các hộ dân đều từ Campuchia trở về nước sinh sống, có hộ về nước trước giải phóng. Qua nhiều lần di chuyển nơi ở, cuối cùng lấy bến nước này làm nơi trú ngụ.

Bà Võ Thị Hấu (60 tuổi) cho biết, gia đình bà nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên trên đất Campuchia, cũng không nhớ rõ gốc gác, nguyên quán nữa. Chỉ nhớ vào năm 1974, giữa lúc chiến tranh khốc liệt theo đoàn người Việt hành hương, gia đình bà bỏ tất cả tài sản, quay về Việt Nam sinh sống.

10-16-53_nh-2
Gia đình bà Hấu cũng như nhiều hộ gia đình khác tại thôn Bình Tiến 1, xã Phước Minh huyện Bù Gia Mập đã dựng tạm nhà trên bờ để sinh sống

 

Qua nhiều quãng đời “du mục” cuối cùng phiêu dạt về thôn Bình Tiến 1 này. Gia đình có 5 người, sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông nước. Mỗi mẻ cá kéo được, phần để ăn, còn bán lấy tiền đong gạo. Khi không có cá thì đi làm thuê làm mướn. Ai kêu gì làm nấy, mùa nào việc đó để kiếm ăn qua ngày. Cuộc sống lay lắt, chỉ mong đủ ăn, chẳng có chút dành dụm khi lúc đau ốm.

Khác với bà con ở thôn Bình Tiến 1, tại thôn Bù Tam hơn 40 hộ dân không ở trên bờ, mà làm nhà nổi sống chênh vênh giữa lòng hồ. Họ co cụm, quây quần bên nhau. Mỗi khi cần di chuyển thì lại dùng ghe, xuồng máy để di chuyển. Xe gắn máy cũng chỉ lèo tèo vài chiếc, nên mỗi lần ra chợ, hay đi đâu phải nhường nhau để lên bờ.

Theo người dân nơi đây, đa số những người Việt từ Campuchia về nước sống tại xã Phước Minh từ đầu những năm 2000. Người Việt về đây từ nhiều tỉnh khác nhau. Do bên đó làm ăn khó khăn, cá bị đánh bắt nhiều, cạn nguồn sinh sống. Khi họ trở về với đôi bàn tay trắng, đều không một giấy tờ tùy thân, không rõ gốc gác và không biết chữ.
 

Những đổi thay…

Tuy còn rất nhiều khó khăn, nhưng đến nay cuộc sống của những Kiều bào nơi đây đã có nhiều đổi thay, nhất là con em họ đã bắt đầu được đến trường để kiếm cái chữ cho riêng mình và đời sống dần trở nên lạc quan hơn. Điều đó, tưởng chừng sẽ không bao giờ những người dân nơi đây không thể có được. Họ mừng rỡ khoe rằng, trẻ em xóm này đã đoạn tuyệt với nỗi lo mù chữ kéo dài. Nhà nhà ai cũng có con em đến trường học chữ.

10-16-53_nh-3
Những đứa trẻ “Xóm Việt kiều” đã được đến trường học chữ

 

Như lời anh Đoàn Văn Được (SN 1971, thôn Bình Tiến 1): “Ở thôn này các cháu đến tuổi đi học đều được đến trường. Tôi có 2 con nhỏ và đã được đi học từ đầu năm học này. Vui hơn khi con cái đi học còn được miễn giảm nhiều khoản đóng góp, vợ chồng tôi mừng lắm. Vả lại, điểm trường không quá xa nên đưa đón cũng thuận tiện”.

Còn chị Nguyễn Thị Nhung (SN 1971) phấn khởi nói “Đã nhiều thế hệ chúng tôi không biết chữ nghĩa là gì, chúng tôi thật sự rất vui mừng và hạnh phúc vì con em mình đã được đến trường học chữ. Ở thôn này cha mẹ không ai biết chữ, nay con cháu mình được học hành nên ai nấy đều phấn khởi. Nỗi lo thất học, kiểu đời con lặp lại đời cha” từ nay coi như chấm hết!”.

Tuy đời sống hằng ngày còn muôn vàn khó khăn, nhưng “Giấc mơ đến trường học chữ” của những đứa trẻ tưởng chừng chỉ có trong tâm trí các em nay đã trở thành hiện thực. Một tía sáng cho những mảnh đời nhiều thế hệ cuộc sống bế tắc, kiếm kế sinh nhai gắn liền với sông nước đã được mở ra. Hy vọng rằng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều nhiều đứa trẻ như vậy nửa được đến trường. Và đây cũng sẽ là điểm tựa để số phận những đứa trẻ nơi đây trong tương không còn cảnh lầm than như cha mẹ bằng chính sự nổ lực học tập của bản thân và trợ giúp của cộng đồng xã hội.

“UBND xã chúng tôi đã lập và trình UBND huyện dự án tái định cự cho đồng bào Việt kiều Campuchia đang sinh sống trên địa bàn. Trong đó, 90 hộ dân thuộc diện đã được đề nghị UBND huyện Bù Gia Mập giải quyết đất ở, cấp tái định cư để người dân được sinh sống ổn định. Khu đất để quy hoạch thuộc Tiểu khu 119, thôn Hai Căn, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập. Chúng tôi sẽ làm tất cả trong khả năng cho phép để bà con Việt kiều từ Campuchia về nước có cuộc sống ổn định và đàng hoàng hơn”, một cán bộ xã nói.

Xem thêm
Ông Hoàng Gia Long được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1651/QĐ-TTg ngày 26/12/2024 giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, nhiệm kỳ 2021-2026 cho ông Hoàng Gia Long.

Làm đường hư hỏng công trình thủy lợi, hơn 5 ha đất sản xuất bỏ hoang

YÊN BÁI Cả cánh đồng ruộng bậc thang rộng khoảng 5 ha của người dân thôn Khe Mạng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm bởi công trình thủy lợi bị hư hỏng do làm đường giao thông.

Đồng Xoài sẽ là đô thị 'hiện đại, sinh thái, thông minh'

Đó là kỳ vọng của lãnh đạo Đảng, Chính quyền tỉnh Bình Phước tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (26/12/1974 - 26/12/2024).