| Hotline: 0983.970.780

Những đòn giáng trả của Nga trước lệnh cấm vận từ phương Tây

Thứ Tư 30/07/2014 , 18:54 (GMT+7)

EU và Mỹ đã hợp công liên thủ giáng thêm những đòn trừng phạt nhằm vào Nga, chủ yếu là doanh nghiệp liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng, dầu khí và ngân hàng. Nhưng đòn giáng trả của Nga dường như còn khá yếu ớt vì mới nhắm vào những nước “vệ tinh” như Ukraine hay Ba Lan. Tuy nhiên, nó lại hứa hẹn sẽ thấm lâu./ 5 “thủ lĩnh phương Tây” hàng đầu muốn tăng trừng phạt Nga/ Thủ tướng Anh muốn chiến tranh lạnh kinh tế với Nga

>> Toàn cảnh vụ máy bay Malaysia 
bị bắn rơi ở Ukraine khiến 298 người thiệt mạng

EU và Mỹ đã hợp công liên thủ giáng thêm những đòn trừng phạt nhằm vào Nga. Riêng danh sách trừng phạt của EU đã có 87 cá nhân và 20 thực thể chịu trận, chủ yếu là doanh nghiệp liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng, dầu khí và ngân hàng.

Nhưng Nga đã phản ứng đến mức nào?

Đòn giáng trả dường như còn khá yếu ớt vì mới nhắm vào những nước “vệ tinh” như Ukraine hay Ba Lan. Nhưng cũng hứa hẹn sẽ thấm lâu.

Theo số liệu của cơ quan thuế quan liên bang Nga, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị các mặt hàng thực phẩm của Ukraine xuất sang Nga đạt 495 triệu USD. Riêng các sản phẩm sữa là 106,3 triệu USD.

Ngay sau khi chính thức cấm nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của Ukraine, ngày 28/7, nhà chức trách Nga đã mở rộng áp dụng lệnh cấm đối với cả thực phẩm đóng hộp của quốc gia Đông Âu này.

Theo Cơ quan quyền lợi người tiêu dùng Nga, lệnh cấm được áp dụng đối với các sản phẩm rau quả đã chế biến và cá đóng hộp.

Moscow nói họ có nhiều căn cứ pháp lý, nhưng nhấn mạnh đến việc dán sai nhãn mác.

Lệnh cấm nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của Ukraine vào Nga chính thức có hiệu lực từ ngày 28/7.

Nhưng từ tháng 4, Rospotrebnadzor - cơ quan giám sát an toàn thực phẩm Nga đã đóng cửa đối với 6 nhà sản xuất sữa Ukraine.

Theo Cục Kiểm dịch động-thực vật Liên bang Nga (VPSS), một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lệnh cấm trên là do các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Ukraine có chứa dư lượng chất bị cấm và có chứa tác nhân gây bệnh, bao gồm lượng lớn chất kháng sinh nhóm tetraxiclin, muối chứa kim loại nặng, vi sinh vật có chứa tác nhân gây bệnh.

Các sản phẩm pho-mát của Ukraine cũng bị phát hiện là không an toàn do được sản xuất từ những loại chất béo từ cây cọ không đảm bảo chất lượng cũng như không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Pho-mát từ 13 nhà máy bị cấm nhập do nhiễm côn trùng gây hại. Với thịt lợn thì do lo ngại virus gây bệnh cúm heo châu Phi.

Riêng các sản phẩm khoai tây thì bị cấm nhập từ tất cả các nhà máy.

Ngoài ra, Nga cũng cấm mang theo trong hành lý, hành lý xách tay và bưu kiện từ Ukraine vào Nga tất cả các sản phẩm thực vật, giống cây trồng.

Nga là thị trường chính đối với nông sản xuất khẩu của Ukraine. Lệnh cấm trên của Moscow có thể gây tổn hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế Ukraine.

Trong một động thái khá mạnh mẽ, ngày 30/7, VPSS tuyên bố sẽ cấm nhập toàn bộ các loại hoa quả và rau xanh nhập từ Ba Lan và áp dụng từ ngày 1/8.

Lệnh cấm tương tự sẽ mở rộng ra một số nước thành viên khác của EU, nhưng sẽ được cập nhật dần.

Ba Lan là nhà cung cấp táo lớn nhất cho Nga, số lượng năm 2013 chiếm đến 49% nhu cầu tiêu thụ tại thị trường này. Về số lượng tuyệt đối, nó là 705.600 tấn táo, đạt kim ngạch đến 389 triệu USD.

Nhằm vào thị trường Mỹ, Nga đang xem xét khả năng cấp nhập thịt gà.

Nga là nơi tiêu thụ thịt gà lớn thứ hai của các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ, chỉ sau Mexico.

Số liệu của Ủy ban XK thịt và trứng gà Hoa Kỳ, Nga đem lại cho thành viên của họ doanh thu tới 309 triệu USD năm 2013.

Bloomberg cho hay, Hạ viện Nga đang xem xét dự luật cấm hoạt động đối với một số công ty kiểm toán hàng đầu như Deloitte LLP và KPMG LLP, các công ty tư vấn lớn như Ernst & Young LLP, PricewaterhouseCoopers LLP, Boston Consulting Group Inc., McKinsey & Co..

Chuỗi nhà hàng ăn nhanh McDonald’s cũng đang bị điều tra độ an toàn của pho-mát trong sản phẩm bán tại Nga. Hiện McDonald’s có hơn 400 đại lý trên toàn lãnh thổ Nga.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hội thảo quốc tế: Để trường học thành điểm chạm hạnh phúc

Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024 mang đến giải pháp xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, kết nối và thúc đẩy giáo dục toàn diện tại Việt Nam.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.