| Hotline: 0983.970.780

Những làng nghề ngàn tỷ & mối lo ô nhiễm môi trường

Thứ Tư 07/10/2020 , 08:21 (GMT+7)

Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó có 309 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận nhưng không ít đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường

Làng nghề đã tạo việc làm cho hàng triệu lao động, đặc biệt là các lao động nhàn rỗi, nghèo, quá tuổi tại địa phương. Tổng doanh thu của các làng nghề đạt khoảng 22.000 tỷ đồng. Một số làng nghề có doanh thu cao tại Hoài Đức như làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng đạt 2.850 tỷ đồng; làng nghề bánh kẹo dệt kim La Phù đạt 1.301 tỷ đồng; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai đạt 1.061 tỷ đồng; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu đạt 1.600 tỷ đồng; một số làng nghề khác như làng nghề cơ khí nông cụ Phùng Xá, Thạch Thất doanh thu đạt 1.209 tỷ đồng; làng nghề đồ mộc - may thôn Hữu Bằng, Thạch Thất đạt gần 1.000 tỷ đồng.

Rác thải ở một vùng ngoại thành Hà Nội. Ảnh: NNVN.

Rác thải ở một vùng ngoại thành Hà Nội. Ảnh: NNVN.

Tuy nhiên song song với hiệu quả kinh tế thì ô nhiễm môi trường là bài toán rất nan giải ở các làng nghề. Hiện nay 70 cụm công nghiệp đang hoạt động trong đó mới chỉ có 26 đã có hệ thống xử lý nước thải, 11 đang tiến hành triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2020 và năm 2021, còn lại 33 chưa xây dựng. Đối với các đơn vị vào sản xuất trong cụm công nghiệp này tuy đã có hệ thống xử lý nước thải của hộ gia đình nhưng hệ thống xử lý đơn giản, phần lớn mang tính chất đối phó với cơ quan quản lý, dẫn đến nước thải chưa được xử lý cơ bản xả thải trực tiếp ra môi trường.

Theo kết quả điều tra, khảo sát, lấy mẫu và phân tích nguồn nước tại 292 làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2017-2020 có 139 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng (chiếm 47,6%), có 95 làng nghề ô nhiễm (chiếm 32,5%), có 58 làng nghề không ô nhiễm về nguồn nước (chiếm 19,9%), tỷ lệ nước thải làng nghề được thu gom xử lý chỉ chiếm khoảng 5,2%.

Nước thải của một số ít làng nghề được chuyển đến cụm công nghiệp làng nghề có hệ thống xử lý nước thải, còn phần lớn nước thải tại các làng nghề đều xả thải thẳng ra môi trường với mức độ ô nhiễm ở mức rất cao mà không qua bất cứ hệ thống xử lý nào. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hàm lượng các chất ô nhiễm theo các chỉ số COD, BOD5 hay tổng số vi khuẩn Coliform trong nước thải làng nghề đều vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần, cá biệt, có nơi lên tới hàng trăm, ngàn lần.

Với hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao, việc xả thẳng nước thải khối lượng lớn tại các làng nghề ra môi trường đã khiến hệ thống nước mặt cũng như nước ngầm tại các làng nghề Hà Nội rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng trong nhiều năm qua.

Nhiều con kênh đang bị ô nhiễm nặng. Ảnh: NNVN.

Nhiều con kênh đang bị ô nhiễm nặng. Ảnh: NNVN.

Chất thải rắn làng nghề là tất cả các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất ở các làng nghề như từ quá trình chế biến nông sản thực phẩm (làm bún, làm bánh cuốn, sản xuất tinh bột…), sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ, tái chế phế liệu (tái chế kim loại, tái chế giấy, tái chế nhựa…), dệt may, đồ da, sản xuất gốm sứ và vật liệu xây dựng… Việc phân loại rác thải rắn nói chung và ở các làng nghề không được phân loại để tái sử dụng, mà được vận chuyển về khu xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) hoặc Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) để xử lý.

Do giá thu gom rác thải công nghiệp nguy hại khá cao từ 2.000 đến 4.000 đồng/kg, nên vẫn còn hiện tượng người dân đổ trộm hoặc tự ý đốt bỏ rác thải ở một số nơi, gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan khu vực nông thôn. Ngoài ra còn vấn đề khí thải…

Theo GS.TS Đặng Kim Chi - Chủ nhiệm Chương trình Môi trường và Tài nguyên 01C-09 nhận định với các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, nước thải là nguồn gây ô nhiễm chính. Để xử lý, các hộ gia đình có thể lựa chọn hệ thống hầm biogas vừa cung cấp khí gas cho sinh hoạt, vừa giảm được 40-50% hàm lượng hữu cơ trong nước thải, giúp giảm ô nhiễm.

Đối với cả làng nghề, nước thải từ các hộ sản xuất sau khi được xử lý sơ bộ, tách tạp chất mới được đưa ra cống thải chung. Hệ thống cống tiếp tục bố trí các hố ga để lắng, tách tạp chất và đưa vào hệ thống xử lý nước thải chung...

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.