| Hotline: 0983.970.780

Những 'lão tướng' xung trận cơ giới hóa: Ông Loạn hết 'loạn' đi vay

Thứ Tư 05/08/2015 , 06:10 (GMT+7)

Mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp của VN thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, hiện mới chỉ đạt bình quân 1,6 HP/ha canh tác trong khi Thái Lan 4 HP/ha, Trung Quốc 8 HP/ha, Hàn Quốc 10 HP/ha. 

Điều đó đồng nghĩa với việc nông dân VN vẫn chủ yếu “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

Tình trạng đó ở Hà Nội đang dần được thay đổi khi có những nông dân tiên phong trong cơ giới hóa đồng bộ nông nghiệp, đặc biệt là sự góp mặt của những “lão tướng” đã bước vào độ tuổi “thất thập cổ lai hi”.

Ông Nguyễn Phạm Loạn, Chủ nhiệm HTXNN Vĩnh Ninh (xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì) kể lại, địa phương mình có 130 ha đất lúa, trước vẫn phải thuê máy ngoài vào cày bừa. Thời vụ phụ thuộc, giá cả tùy tiện, nơi nào dễ thì làm, nơi nào khó như lầy thụt thì bỏ, không chịu làm.

cy-my-1120343135
Ông Loạn trên chiếc máy Kubota

Bởi thế, số diện tích đất bỏ hoang ở thôn Vĩnh Ninh vào khoảng 10 - 20% tùy từng vụ. Từ năm 2012 sau khi đi tham quan một số nơi đã áp dụng máy cày, máy gặt, máy cấy vào SX, làm ăn có hiệu quả, ông Loạn đã tổ chức đại hội xã viên. Toàn bộ bà con biểu quyết, nhất trí 100% đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, đầu tư mua hai máy cày Kubota.

Vấn đề là khi đó thành phố chưa có chính sách hỗ trợ vốn để sắm máy nên ông Chủ nhiệm phải vác "sổ đỏ" của gia đình mình đại diện cho HTX đi vay vốn ngân hàng. Nào chứng minh thư, nào sổ đỏ, nào sổ hộ khẩu, cái gì ông cũng có nhưng đến đoạn cán bộ ngân hàng hỏi đăng ký kết hôn của hai ông bà thì lão đành chịu. Bảy chục tuổi đầu, cưới vợ ngót nửa thế kỷ rồi thì đào đâu ra cái tờ giấy đăng ký kết hôn ấy? Thế là kế hoạch vay vốn ngân hàng của ông rơi vào thế phá sản.

Không chịu đầu hàng, ông lão xoay sang cách huy động vốn từ trong những xã viên của mình. Ai cho HTX vay tiền thì chính người đó được quản lý, trông nom và trực tiếp lái máy. Tiền dịch vụ làm được dành để trả vốn vay cho chủ đầu tư, khi nào hết thì chia theo tỷ lệ góp vốn.

Sau thương vụ mua máy, rất may là Vĩnh Ninh được chọn làm nơi dồn điển đổi thửa điểm. Trước, mỗi hộ có 5 - 7 mảnh ruộng giờ chỉ còn 1 mảnh, hoặc là ruộng (nếu trồng trọt) hoặc là ao (nếu nuôi trồng thủy sản), ruộng lớn có gia đình được 5 - 6 sào, còn không tối thiểu cũng được 1 sào nên rất tiện cho cơ giới hóa đồng bộ.

HTX đầu tư thêm máy cấy. Ngày 2 người điều khiển máy cấy được trên 1 ha, tương đương với 30 người "chổng mông" cấy kiểu thủ công. Mức phí đồng bộ từ gieo mạ, thóc giống cộng công cấy là 250.000 đ/sào, chỉ ngang với công cấy thông thường chưa kể cơm nuôi, thóc giống, công gia đình làm mạ. Có máy cấy địa phương tiếp tục đầu tư máy gặt đập liên hợp Kubota DC 35 để khép kín quy trình SX.

3 chiếc máy gặt đập liên hợp mua về được hỗ trợ 50%. Không đợi hỗ trợ, năm 2014 một gia đình ở Vĩnh Ninh tự đầu tư mua tiếp một máy, năm 2015 một gia đình nữa cũng đăng ký xin mua bởi hiệu quả trông thấy quá rõ ràng. Công gặt máy là 180.000 đ/sào so với gặt thủ công 250.000 đ/sào chưa kể công phụt 80.000 đ/sào, cơm nuôi thợ gặt nên bà con vô cùng săn đón.

Ông Loạn cười khà khà: “Người dân sướng quen rồi. Vụ cấy có người chở mạ đến tận ruộng rồi cấy. Vụ thu hoạch, mang tiền đến ngồi trên yên xe máy nơi đầu bờ, chỉ thửa ruộng nào cần gặt là có người mang bao tải, mang dây buộc, lái máy đến thu hoạch cho.

Gặt xong lại có xe chở về tận cổng nhà, chỉ việc đổ thóc ra phơi. Nếu quay lại cái thời mọi thứ đều phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt như thủa trước thì nông dân Vĩnh Ninh bỏ ruộng hết.

Chúng tôi đang định đầu tư thêm 7 máy cấy nữa nhưng hiện tại nhà nước chỉ hỗ trợ lãi suất chứ không hỗ trợ theo % tỷ lệ mua máy, ngoài ra còn cần đầu tư nhà xưởng, sân làm mạ tốn thêm khoảng mấy tỉ đồng nữa nên vẫn băn khoăn đấy cậu ạ”.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm