| Hotline: 0983.970.780

Những ngôi nhà 'của chung chứa đầy tình làng nghĩa xóm'

Thứ Năm 07/06/2018 , 14:30 (GMT+7)

Từ chỗ tự phát, đến nay mô hình tổ, nhóm giúp nhau xây nhà ở thôn Sín Pao Chải, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã trở thành phong trào.

Những ngôi nhà được gọi là “của chung” mọc lên ngày càng nhiều. Với cách làm này, những căn nhà tạm đã không còn, đời sống của người dân ngày một nâng cao.

14-56-14_1
Người dân giúp nhau làm nhà ở Sín Pao Chải

Có lẽ trong giấc mơ, anh Lý Chẩn Phà ở thôn Sín Pao Chải không bao giờ dám nghĩ, có một ngày mình sẽ được ở trong ngôi nhà xây hai tầng khang trang, kiên cố thay cho nhà tranh. Nhưng cách đây hai tháng, điều đó đã thành hiện thực, giờ anh Phà đã có nhà mới trị giá hơn 500 triệu đồng.

Lúc quyết định làm nhà, gia đình anh chỉ có gần 200 triệu đồng. Nhờ sự động viên, giúp công, giúp của từ bà con nên việc xây dựng nhà thuận lợi. “Ban đầu chỉ định xây nhà cấp bốn thôi, nhưng hàng xóm bảo mất công làm thì cứ làm nhà hai tầng đi, thiếu gì thì bà con lo giúp. Cụ thể, 5 hộ gia đình trong thôn đứng ra giúp. Hộ thì giúp xi măng, hộ thì giúp mua sắt, hộ thì mua giúp gạch... Bà con còn giúp đổ mái, mỗi hộ ủng hộ 2 ngày công. Bây giờ có nhà xây rồi, mưa gió không còn lo gì nữa”, anh Phà tâm sự.

Những thành viên tham gia chia thành từng nhóm nhỏ, khoảng 5 - 7 người. Tất cả đều có sức khỏe, kinh nghiệm trong xây dung nhà cửa, nhờ học ở các lớp đào tạo nghề nông thôn, học từ những người đi trước. Tính đến nay, cả thôn đã có hàng chục ngôi nhà được xây dựng khang trang, sạch đẹp từ cách làm này.

Anh Giàng Mạnh Xà, tham gia rất nhiệt tình phong trào tổ, nhóm giúp nhau làm nhà cho biết, các hộ đều có suy nghĩ nhà hàng xóm làm nhà thì mình có gì giúp đó. Nếu ai không có tiền thì giúp bằng ngày công lao động. Ai cũng suy nghĩ, bây giờ mình giúp họ, sau này mình làm nhà hay có công việc gì lớn thì các hộ giúp lại mình, chẳng đi đâu mà thiệt.

Theo anh Lý Quang Vinh, trưởng thôn Sín Pao Chải, với tinh thần đoàn kết, các hộ không chỉ giúp nhau xây nhà mà còn giúp đỡ các hộ khác khi có ma chay, hiếu hỉ hay khai thác, vận chuyển cát, sỏi về xây nhà… Sau 5 năm triển khai, thôn Sín Pao Chải không còn nhà tạm, tất cả đều cứng mái, cứng nền, đáp ứng các tiêu chí về nhà ở trong xây dựng NTM.

“Đã thành cái lệ rồi, các gia đình hiện nay có việc nhỏ hay việc lớn, từ làm nhà đến ma chay, cưới xin thì tất cả các hộ đều đến sẻ chia, giúp đỡ, ủng hộ. Có hộ nào làm nhà thì không cần vận động nữa, chỉ thông báo lên loa là bà con sẽ tới góp công, góp sức giúp đỡ. Cũng nhờ đó, nhiều năm nay tình hình an ninh trật tự thôn bản luôn bảo đảm”, anh Vinh cho biết thêm.

14-56-14_2
Những ngôi nhà “của chung” khang trang, sạch đẹp

Được biết, từ hiệu quả của mô hình giúp nhau làm nhà tại thôn Sín Pao Chải đã lan rộng ra các thôn bản khác của xã Thanh Bình, một trong những xã đăng ký hoàn thành xây dựng NTM năm 2018 của Lào Cai. Tuy còn không ít khó khăn nhưng với cách làm sáng tạo này, sẽ là nguồn lực quan trọng đưa Thanh Bình về đích NTM đúng kế hoạch.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm