| Hotline: 0983.970.780

Những phận người 'nhà quê' ở góc phố thành Vinh

Thứ Ba 15/05/2018 , 14:30 (GMT+7)

Chẳng kể nắng hay mưa, mùa đông rét buốt hay mùa hè chói chang, sáng sớm tinh mơ, trên những nẻo đường đổ về thành Vinh, từng đoàn người đi xe đạp, xe máy cà tàng lầm lũi vào nội thành làm nghề...

Trên khắp thành Vinh, có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu hình ảnh những người lao động lầm lũi mưu sinh. Đó là hình ảnh các bác xe ôm đội mưa nắng “nhặt nhạnh” từng đồng để trang trải cuộc sống hay những cửu vạn đến từ nông thôn, vùng ven thành thành phố với những giấc mơ còn giang dở…
 

Những “cuốc” xe ôm đổi ổ bánh mỳ

Mười nghìn đồng, ở cái thành phố không mấy sang chảnh này có thể chỉ đủ để mua một ổ bánh mì kẹp vài sợi thịt và mấy cọng rau thơm. Và một ngày công lao động của những bác xe ôm được mấy ổ bánh mỳ như thế để họ đội mưa nắng, ngồi dưới những gốc cây thưa thoáng ở TP Vinh, Nghệ An, suốt năm này qua năm khác mặc cho mưa nắng, bão bùng.

11-14-23_li_xe_om_muu_sinh_tren_duong_pho_thnh_vinh
Lái xe ôm mưu sinh trên đường phố thành Vinh

Những điểm dừng xe bus, bến xe, ga tàu… bao giờ cũng đông đúc người. Kẻ chờ xe, người đợi đón người nhà, gửi hàng… Nhưng hình ảnhh thường thấy nhất đó là các bác xe ôm, người đầu bạc, kẻ đầu xanh chen chúc chạy thục mạng theo mỗi khi một chuyến xe bus lướt qua rồi dừng lại. Những âm thanh thô cộc phát ra: “Áo trắng, của tao. Đi xe ôm không anh? Về đâu em chở?...”. Rồi tất cả dạt ra, có khi một vài khách cần đi, có lúc chẳng được khách nào. Đó là toàn cảnh của những “trung đội” xe ôm mà bạn có thể bắt gặp bất cứ lúc nào, bất kỳ nơi đâu tại TP Vinh.

Tôi đã quá quen với một bác xe ôm gầy còm, chừng ngoại ngũ tuần, người ở xã Hưng Đông, TP Vinh. Bác kiệm lời lắm, câu chuyện giữa một bác xe ôm và hành khách mỗi lần chỉ vỏn vẹn vài câu, diễn ra chừng 5 phút, trên quãng đường chưa đến 1,5 km.

Tôi gặp bác lần đầu cũng từ một lần bước chân xuống xe bus. Chẳng phải ngẫu nhiên tôi trở thành khách hàng thường xuyên của bác. Tôi hỏi quãng đường đi như vậy hết bao nhiêu tiền? Các bạn “đồng nghiệp” của bác đều thét giá gấp 2-3 lần. Chỉ sau lần ấy, mỗi khi gặp tôi xuống xe, chẳng cần nói, bác cũng tự động nổ máy, trao mũ bảo hiểm cho tôi: “Vẫn như cũ cháu nhé!”. Thế là chúng tôi vui vẻ lên đường.

Tôi tự hỏi, mỗi chuyến xe ôm chỉ 10-15 nghìn đồng, mỗi ngày bác “nhặt” bao nhiêu lần thì đủ trang trải cho cuộc sống? Bác ngoái lại cười hiền: “Cũng phải nhặt nhạnh từng đồng thôi cháu ạ! Đất ruộng đã nằm dưới những công trình bê tông, cốt thép, mình chẳng có nghề ngỗng gì cũng phải chạy xe ôm kiếm tiền mưu sinh thôi! Ngày nào “đỏ” thì kiếm được 50-100 nghìn đồng. Ngày không gặp khách thì có khi về không, cơm rau đạm bạc với vợ con”.

Những phút giây thảnh thơi của các bác lái xe ôm chỉ chừng chừng dăm phút. Đó là những lúc chưa có những chuyến xe mang theo niềm hi vọng chạy qua. Vì thế, mỗi lần bước xuống xe bus, tôi lại bắt gặp người đàn ông ấy, nằm ngả người trên chiếc xe máy cà tàng, dùng chiếc mũ bảo hiểm lưỡi trai che nắng. Thấy tôi như thấy người nhà, bác mừng quýnh vì dù ít, dù nhiều bác cũng gặp khách quen, đồng nghĩa với việc bác sẽ có thêm mấy đồng bạc, đủ để đem về cho vợ con một ổ bánh mỳ kẹp thịt.

Đa phần cánh xe ôm thành Vinh là trung niên. Hầu hết là những người mất hết ruộng đất khi mà tuổi đời không thể bắt đầu một công việc nào khả dĩ hơn. Họ cũng không thể ở nhà để trông chờ những đồng bạc, là mồ hôi, nước mắt của vợ sau những gánh hàng rong trĩu nặng.
 

“Chợ người”

Chẳng kể nắng hay mưa, mùa đông rét buốt hay mùa hè chói chang, sáng sớm tinh mơ, trên những nẻo đường đổ về thành Vinh, từng đoàn người đi xe đạp, xe máy cà tàng lầm lũi vào nội thành làm nghề cửu vạn kiếm sống. Họ thường đi thành từng nhóm người cùng địa phương, có cả đàn ông lẫn đàn bà, đến những góc phố chờ người đến, thuê gì làm nấy, miễn là có tiền.

11-14-23_nghe_cuu_vn_co_cuc_nhung_thu_nhp_eo_uot
Nghề cửu vạn cơ cực nhưng thu nhập èo uột

Mùa hè, ngoài cuốc xẻng, thúng mủng, đôi khi họ còn mang theo cả những chiếc võng dù cũ sờn để mắc tạm vào những thân cây trong công viên nghỉ tạm. Mùa đông, trong thúng mủng còn có thêm cả những thanh củi khô. Khi không có việc làm, họ nhóm lửa ngay trên vỉa hè, ngồi co cụm sưởi ấm. Chỉ cầm một bóng người lạ xuất hiện, tất cả đều đứng bật cả dậy, vây quanh, hi vọng sẽ có một phần công việc dành cho mình.

Một phụ nữ tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, cho biết, khi cây lúa đã bám rễ trên đồng ruộng hay khi lúa đã vào bồ đựng, họ lại rủ nhau xuống TP Vinh làm cửu vạn. Chừng 7h họ đã có mặt ở TP Vinh. Ngày có việc làm cũng kiếm được một trăm nghìn đồng, may mắn có khi kiếm được vài trăm. Nhưng cũng có những ngày về tay không, lại phải mất tiền ăn trưa đắt đỏ ở thành phố. Nhiều chị em chịu khó còn cơm đùm cơm nắm đi ăn cho đỡ tốn kém.

11-14-23_d_phn_ho_khong_muon_chi_se_ve_cong_viec_cu_minh
Đa phần họ không muốn chia sẻ về công việc của mình

“Nhà làm vài sào ruộng, đủ lấy gạo ăn thôi chứ làm nhiều cũng có lời lãi gì đâu. Việc ở nhà để một lao động lo, con cái thì đi xa làm thuê cả rồi, tôi đi kiếm thêm chút về cải thiện cuộc sống chứ ở nhà cũng chỉ vào ra chẳng được việc gì. Đi làm công nhân may mặc đồng lương cũng èo uột, rồi còn phụ thuộc thời gian. Thà đi thế này cho khuây khỏa lại có thêm chút đỉnh” – một phụ nữ tuổi ngoại tứ tuần, xã Hưng Tây, nói.

Bà L. khối 12 phường Cửa Nam (TP Vinh) có hoàn cảnh khó khăn. Trước đây, gia đình bà làm nghề vận tải trên sông Vinh nhưng từ mươi năm lại đây, vợ chồng bà bỏ hẳn lên bộ làm ăn. Làm vệ sĩ, mỗi tháng chồng bà cũng chỉ được hơn 2 triệu đồng tiền lương. Bà đi làm cửu vạn, bình quân chưa đến 3 triệu đồng/tháng. Hai vợ chồng, đèo bòng thêm đứa cháu nội; nồi cơm, bát gạo, dưa cà, mắm muối, tất tần tật chỉ trông vào chừng ấy.

“Được đứa con duy nhất thì vợ chồng chúng nó bỏ nhau đi biệt tích mấy năm nay, để lại đứa cháu nội đang tuổi ăn học. Thời buổi này cái gì cũng đắt đỏ, cũng phải cố lăn vào làm mà nuôi cháu, không thể bỏ được. Hơn 50 tuổi đời rồi mà chưa được một ngày ngơi chân tay” – bà L lau vội dòng nước mắt lăn trên gò má.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.