| Hotline: 0983.970.780

Ninh Bình có Liên hiệp hợp tác xã dê

Thứ Năm 28/03/2024 , 17:27 (GMT+7)

Ninh Bình hiện có 2 Liên hiệp HTX gồm Liên hiệp HTX dê Ninh Bình và Liên hiệp HTX sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn tỉnh Ninh Bình.

Nghề nuôi dê giúp cho nhiều nông dân có của ăn của để. Ảnh: NNVN.

Nghề nuôi dê giúp cho nhiều nông dân có của ăn của để. Ảnh: NNVN.

Trong thời gian qua hai Liên hiệp HTX này đã tập trung vào khâu xây dựng kế hoạch, tìm kiếm thị trường, đối tác, xây dựng hệ thống cửa hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên. Cụ thể như Liên hiệp HTX dê Ninh Bình với 5 thành viên, vốn điều lệ là 2,5 tỷ đồng đã đầu tư dây chuyền sản xuất chế biến 5 sản phẩm từ thịt dê tươi, bước đầu được thị trường trong và ngoài tỉnh chấp nhận.

Tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh Ninh Bình có 504 HTX (tăng 37 HTX so với cuối năm 2022), có 537 tổ hợp tác (tăng 25 tổ so với cuối năm 2022). Có 77 HTX, 2 Liên hiệp HTX sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, một số đã ứng dụng công nghệ cao, liên kết hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp như chuỗi các sản phẩm dê, gà, lợn thảo dược; chuỗi chạch sụn; chuỗi gạo chất lượng cao, trà rau má, dược liệu... Khu vực kinh tế tập thể của Ninh Bình trong năm 2023 đã tạo hơn 1.500 việc làm mới, nhất là khu vực nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như nhiều HTX khó khăn, hạn chế, năng lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh thấp, quản trị hạn chế; khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao, tìm kiếm thị trường tiêu thụ còn thấp.

Hầu hết các HTX đều thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, không tiếp cận được các vốn vay ưu đãi của Nhà nước vì chưa có tài sản thế chấp, đảm bảo. Một số HTX nông nghiệp quy mô quá nhỏ (thôn, liên thôn), diện tích canh tác còn ít dưới 100ha do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nên hoạt động cầm chừng. Một số HTX phi nông nghiệp năng lực tài chính hạn chế, chưa thích ứng kịp trong nền kinh tế thị trường, chưa thể hiện rõ vai trò hỗ trợ thành viên. Một số HTX đã dần được tiếp cận với mô hình sản xuất gắn với chuỗi giá trị hàng hóa, song vướng mắc nhất trong công đoạn chế biến do thiếu máy móc, thiết bị, điều kiện cơ sở hạ tầng, khó khăn trong thủ tục cấp chứng nhận các tiêu chí chất lượng sản phẩm/dịch vụ cũng như chuyển đổi số.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.