| Hotline: 0983.970.780

Ninh Bình phấn đấu 80% cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học

Thứ Bảy 05/06/2021 , 17:32 (GMT+7)

Để chủ động trong phòng, chống dịch bệnh trên động vật, tỉnh Ninh Bình cần phấn đấu đạt tối thiểu 80% cơ sở chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thăm trang trại nuôi bò 3B của ông Vũ Hồng Hà, thôn Vân Bòng, xã Khánh Hải, huyện Yến Khánh, Ninh Bình. Ảnh: Nguyên Huân.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thăm trang trại nuôi bò 3B của ông Vũ Hồng Hà, thôn Vân Bòng, xã Khánh Hải, huyện Yến Khánh, Ninh Bình. Ảnh: Nguyên Huân.

Sáng 5/6, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu có chuyến công tác và làm việc tại tỉnh Ninh Bình nhằm kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, giá cầm. Triển khai Luật chăn nuôi, hệ thống thú y cơ sở và chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.

Ông Vũ Hồng Hà, thôn Vân Bòng, xã Khánh Hải, huyện Yến Khánh, Ninh Bình chia sẻ, gia đình ông hiện đang nuôi nhốt chuồng 44 con bò 3B. Vừa qua trên đàn bò có xuất hiện bệnh lở mồm long móng và viêm da nổi cục, nhưng nhờ sự hướng dẫn kịp thời của thú y và địa phương, ông đã tiến hành tiêm vacxin và xử lí chạy chữa, rất may chỉ bị thiệt hại một con bò.

Hiện đàn bò 44 con của ông Hà đã cơ bản khỏe mạnh trở lại, phát triển tốt, tăng cân nhanh. Dự kiến, mỗi con bò 3B sau khi bán với trọng lượng khoảng 6 tạ/con, trừ hết chi phí ông Hà thu lãi về khoảng 20 triệu đồng.

Ông Hà tâm sự, rất muốn liên kết với các hộ chăn nuôi khác thành lập hợp tác xã và vay vốn mở rộng quy mô chăn nuôi, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn vô cùng khó khăn do trang trại chăn nuôi không được phía ngân hàng chấp thuận làm tài sản thế chấp để vay vốn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đặc biệt lưu ý tỉnh Ninh Bình cần chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong thời gian tới để bảo vệ tốt thành quả ngành chăn nuôi đạt được. Ảnh: Nguyên Huân.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đặc biệt lưu ý tỉnh Ninh Bình cần chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong thời gian tới để bảo vệ tốt thành quả ngành chăn nuôi đạt được. Ảnh: Nguyên Huân.

Theo ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, rất may đến thời điểm hiện tại Ninh Binh chưa có ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Tuy nhiên, tỉnh khuyến khích xã hội hóa việc xét nghiệm nên hiện có khoảng 30% công nhân trong các khu công nghiệp trên địa bàn Ninh Bình đã được sàng lọc Covid-19.

“Việc phòng chống Covid-19 thành công là tiền đề quan trọng để Ninh Bình thực hiện thắng lợi trong phát triển kinh tế năm 2021, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2021, tỉnh Ninh Bình đặt mục tiêu tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp xấp xỉ 2%, chiếm trên 11% cơ cấu đóng góp ngân sách của tỉnh.” Ông Phạm Quang Ngọc nhấn mạnh.

Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc, năm nay trồng trọt Ninh Bình được mùa lớn, năng suất bình quân đạt 66 tạ/ha. Trong khó đó, chi phí sản xuất giảm mạnh do tỉnh thực hiện tốt công tác diệt chuột và cơ giới hóa.

“Qua dịch làn sóng dịch bệnh Covid-19 trên người và các loại dịch bệnh trên động vật vừa qua cho thấy vài trò của y tế thôn bản, thú y cơ sở vô cùng quan trọng. Thực tế chi phí để duy trì hệ thống này không quá lớn, nhưng lợi ích mang lại không đo đếm được. Do đó, kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương khi quyết định bỏ đi một hệ thống ngành dọc nào cần hết sức cân nhắc.” Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc.

Lĩnh vực thủy sản, đặc biệt thủy sản nước lợ của Ninh Bình năm nay cũng phát triển tốt. Trong chăn nuôi, hiện đàn lợn đã khôi phục đạt 88%, dịch bệnh có lác đác xảy ra, nhưng chủ yếu ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, hầu như các khu chăn nuôi lớn, khu chăn nuôi có quy hoạch không xảy ra dịch bệnh. Từ đó, tỉnh Ninh Bình xác định đây chính là cơ hội lớn để địa phương quy hoạch lại các vùng chăn nuôi theo hướng tập trung, ngoài khu dân cư, đảm bảo khoảng cách và an toàn sinh học.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc cho biết năm 2021, Ninh Bình đặt mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp xấp xỉ 2%. Ảnh: Nguyên Huân.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc cho biết năm 2021, Ninh Bình đặt mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp xấp xỉ 2%. Ảnh: Nguyên Huân.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao và hoàn toàn nhất trí với chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 của tỉnh Ninh Bình. Thứ trưởng cũng đánh giá cao việc tỉnh Ninh Bình kịp thời có quy chế hối hợp trong công tác phòng chống dịch bệnh trên động vật giữa Sở NN-PTNT đến cán bộ ngành nông nghiệp, thú y cấp huyện, cấp xã.

Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh, hiện nay bài toán lớn nhất với ngành chăn nuôi chính là xây dựng các vùng và cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để phát triển bền vững và hướng tới xuất khẩu. Hiện đã có Luật chăn nuôi cùng các Nghị định, quyết định của Chính phủ, căn cứ vào đó tỉnh Ninh Bình cần quy hoạch, xây dựng và phấn đấu số cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học phải đạt tối thiểu 80% trở lên để làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 của tỉnh Ninh Bình đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân  1 - 2%/năm. Đến năm 2030 duy trì đàn lợn khoảng 380.000 con, trâu 13.000 con, đàn bò 38.000 con, đàn gia cầm 6,1 triệu con, đàn dê 23.000 con. Tổng sản lượng thịt hơi đạt 56.000 tấn, sản lượng trứng 160 triệu quả.

Tỉnh Ninh Binh cũng xác đinh chuyển dịch chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, hàng hóa, đưa sản phẩm trong khu vực trang trại đạt trên 45% năm 2030. Đến năm 2025, xây dựng được từ 3-4 cơ sở an toàn dịch bệnh và năm 2030 xây dựng được từ 5 - 7 cơ sở an toàn dịch bệnh.

Xem thêm
Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.