| Hotline: 0983.970.780

Ninh Thuận: Ngừng sản xuất trên 5.000ha lúa

Thứ Tư 05/02/2020 , 10:07 (GMT+7)

Ngày 4/2, đoàn công tác của Cục Trồng trọt đã có buổi làm việc với lãnh đạo Sở NN & PTNT Ninh Thuận để nghe báo cáo tình hình khô hạn, công tác ứng phó của địa phương trong vụ sản xuất ĐX 2020 và vụ hè thu.  

Theo Sở NN & PTNT Ninh Thuận, tính đến ngày 4/2, lượng nước của 21 hồ chứa ở địa phương chỉ còn 66,32/194,49 triệu m3, đạt 34% so với dung tích thiết kế. Riêng hồ Đơn Dương (Lâm Đồng), lượng nước còn hơn 130/165 triệu m3, đạt 78,8% dung tích thiết kế.

Cục Trồng trọt làm việc với Sở NN & PTNT Ninh Thuận.

Ông Phạm Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Ninh Thuận cho biết, trước khó khăn trên, ngay vụ ĐX 2019 - 2020, Ninh Thuận phải tạm dừng sản xuất hơn 5.000 ha lúa; trong đó có nhiều địa phương phải ngừng sản xuất nhiều vụ trong năm như ở huyện Thuận Nam và một số địa phương của huyện Ninh Phước, Thuận Bắc và Bác Ái.

Theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh, ngành nông nghiệp cũng đã có nhiều giải pháp để ứng phó với hạn; trong đó tập trung theo dõi, quản lý chặt chẽ tình hình nguồn nước cũng như điều tiết sản xuất phù hợp gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng không chủ động được nước tưới.

Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp tỉnh đề nghị Cục Trồng trọt quan tâm hỗ trợ cho tỉnh các loại giống cây trồng chịu hạn, tiết kiệm nước tưới như giống đậu xanh; giống bưởi da xanh; mãng cầu Thái; giống sắn; đồng thời nghiên cứu hỗ trợ cho tỉnh giống có chịu hạn để trồng phục vụ thức ăn cho gia súc; hỗ trợ 500 tấn giống lúa để sản xuất ở các vụ sau nếu Ninh Thuận có mưa, có đủ lượng nước đáp ứng.

Tại buổi làm việc, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đề nghị ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận cần có đánh giá đầy đủ diện tích sản xuất trong năm 2020 để so với với các năm trước, qua đó có sự so sánh, thấy được thiệt hại xảy ra.

Ngành nông nghiệp Ninh Thuận cần kiến nghị và có đề xuất cụ thể để Cục có cơ sở làm việc với các đơn vị trực thuộc Bộ hỗ trợ cho địa phương theo đúng nhu cầu đối với các loại cây trồng chủ lực của tỉnh. Ngành nông nghiệp cần khuyến khích các doanh nghiệp cùng liên kết đầu tư sản xuất và gắn với tiêu thụ để đảm bảo lợi ích chung và hướng tới sản xuất bền vững.

Xem thêm
Người làm nên thương hiệu 'heo say xỉn'

NINH BÌNH Mấy năm nay tôi không thể vào một trại lợn nào vì chủ trại phòng dịch rất nghiêm, thế mà anh Nga bảo vào thoải mái, lao động ở đây còn thường xuyên về nhà.

Nhiều thách thức khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang Trung Quốc

Trung Quốc có nhu cầu sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm và là thị trường đầy tiềm năng xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật của Việt Nam.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.