| Hotline: 0983.970.780

Ninh Thuận: Xuống giống nhanh gọn, tiết kiệm nước tưới

Thứ Ba 28/04/2020 , 08:14 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Ninh Thuận đề nghị các huyện, thị trấn, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện rà soát cơ cấu mùa vụ và bố trí thời vụ sản xuất vụ hè thu.

Ninh Thuận vào vụ hè thu với quyết tâm cao.

Ninh Thuận vào vụ hè thu với quyết tâm cao.

Theo đó, tổng diện tích gieo trồng vụ Hè Thu khoảng 17.159 ha; trong đó, lúa hơn 2.444 ha, màu 14.696 ha. Dừng sản xuất lúa tại khu vực tưới của 21 hồ chứa, bố trí sản xuất các khu tưới của hệ thống đập dâng Sông Pha, Lâm Cấm, vùng đầu kênh Nam, kênh Chàm, kênh Bắc của đập Nha Trinh và một số vùng thuộc khu tưới hồ, đập nhỏ do huyện quản lý.

Tiếp tục chuyển đổi cây trồng với diện tích 320 ha, duy trì các cánh đồng lớn thực hiện trong vụ Đông Xuân 2019-2020; đồng thời triển khai mới 5 cánh đồng lớn. Trong đó, khẩn trương rà soát diện tích gieo trồng vụ Hè Thu, chủ động khoang vùng sản xuất lúa, vùng chuyển đổi cây trồng để có giải pháp tập trung chỉ đạo.

Vùng bảo đảm nguồn nước để sản xuất thì xuống giống tập trung đúng lịch thời vụ, tập trung, nhanh gọn, không để trên một xứ đồng có nhiều trà lúa khác nhau. Đẩy mạnh chuyển đổi những vùng có khả năng thiếu nước vào cuối vụ, vùng tưới bấp bênh, vùng cuối kênh khu vực tưới các trạm bơm sang cây trồng cạn, phù hợp với điều kiện từng vùng và nhu cầu thị trường như: rau đậu, bắp, cỏ chăn nuôi, cây ăn trái… để tăng hiệu quả sản xuất và tiết kiệm nước tưới.

Dự kiến bố trí lịch xuống giống vụ Hè Thu 2020 như sau: Đợt 1 từ ngày 1/5 đến ngày 20/5: đối với kênh chính Tây, kênh chính Đông thuộc hệ thống đập dâng Sông Pha huyện Ninh Sơn; đợt 2 từ ngày 16 - 31/5: đối với kênh chính Nam thuộc hệ thống đập Nha Trinh huyện Ninh Phước, kênh chính Bắc thuộc hệ thống đập dâng Nha Trinh huyện Ninh Sơn. Các diện tích xuống giống muộn kết thúc trước ngày 15/6 nhằm tránh ảnh hưởng tiến độ xuống giống vụ tiếp theo.

Gieo sạ lúa hè thu.

Gieo sạ lúa hè thu.

Các giống được ngành chức năng khuyến cao sử dụng: Hạt tròn: ML202, ML214, CB 3988, TH41 phục tráng, TH6, ML48, MT10, PY2; Hạt dài: Đài thơm 8, An sinh 1399, OM4900, OM6162, OM4498, OM3536, OM6976. Sử dụng các loại giống lúa từ cấp xác nhận trở lên, giống ngắn ngày, có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, kháng hoặc ít bị nhiễm rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá, phù hợp với từng vùng và từng loại đất.

UBND các huyện, thị trấn, thành phố chỉ đạo cho các đơn vị chuyên ngành trên địa bàn tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và xử lý kịp thời các dịch hại có nguy cơ phát sinh trên diện rộng.

Bên cạnh đó, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất. Thực hiện cày ải, phơi đất; vệ sinh đồng ruộng để hạn chế mầm bệnh trong đất; san bằng mặt ruộng để quản lý cỏ dại và hạn chế đọng nước giai đoạn đầu vụ gây chết mầm lúa.

Các địa phương hỗ trợ, kêu gọi hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất của tỉnh với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào, tiêu thụ sản phẩm nhằm giải quyết tốt cho vấn đề đầu ra. Đồng thời, tuyên truyền, vận động nông dân tham gia thực hiện cánh đồng lớn.

Theo Sở NN-PTNT Ninh Thuận, trong thời gian sản xuất lúa vụ Hè Thu 2020, dự báo tình hình sâu bệnh hại, từ tháng 3 - 5, có lứa rầy nâu di trú dao động trong khoảng thời gian từ ngày 10 - 18 hàng tháng, do vậy cần quan tâm, theo dõi sát tình hình rầy nâu di trú, rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bọ trĩ phát sinh gây hại trong giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, cần chủ động nước tưới để hạn chế sự phát sinh gây hại của bọ trĩ. Rầy phấn trắng phát sinh gây hại các trà lúa giai đoạn mạ đến trước trổ, nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến nửa đầu 5/2020.

Ốc bươu vàng xuất hiện gây hại trong suốt vụ lúa, cần thực hiện các biện pháp quản lý ngay trước khi gieo sạ như: đánh rãnh quanh ruộng, thu bắt ốc, diệt trứng ốc…

Chuột cũng xuất hiện gây hại trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng cây lúa, gây thiệt hại nặng trong giai đoạn làm đòng, do vậy cần diệt chuột thường xuyên, thực hiện ngay từ đầu vụ bằng nhiều biện pháp mang tính cộng đồng.

Ngoài ra, cần lưu ý ngộ độc hữu cơ và sự xuất hiện gây hại của các đối tượng như bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié, đốm vằn, các bệnh do vi khuẩn gây ra…

Sạ hàng.

Sạ hàng.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.