| Hotline: 0983.970.780

Nỗi cay cực của người dân vùng lũ

Thứ Tư 25/07/2018 , 13:15 (GMT+7)

Trận mưa lũ xảy ra ngày 20/7 tại tỉnh Yên Bái, tính đến chiều 25/7 đã khiến 37 người chết, mất tích và bị thương, trong đó có 13 người chết, 4 người mất tích, 20 người bị thương; 166 ngôi nhà bị sập trôi hoàn toàn; 2.746,5 ha lúa và hoa màu bị cuốn trôi, vùi lấp… thiệt hại trên 520 tỷ đồng.

Cuộc sống của người dân vùng lũ gặp vô cùng khó khăn, nhiều gia đình không chỉ mất người, mất nhà chỉ còn đôi bàn tay trắng. Ông Lương Quang Đạt, người dân bản Tủ, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn cay đắng nói: "Tôi chỉ còn bộ quần áo mặc trên người, đến cái bát ăn cơm cũng không còn. Ruộng vườn, ao cá đã bị mưa lũ cướp sạch chúng tôi không biết sống ra sao đây?".

12-52-12_c1
Ông Lương Quang Đạt thất thần nhìn đống đổ nát ngôi nhà

Gia cảnh của gia đình anh Lò Văn Dung ở bản Tủ thì vô cùng bi thảm. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn: Mẹ già, vợ đau ốm, con tật nguyền anh phải đi làm thuê lấy tiền nuôi con cái và cả gia đình. Trận lũ đã cuốn trôi ngôi nhà cùng vợ anh là chị Ngân Thị Thủy, con trai 2 tuổi Lò Quang Duy. Mọi người trong bản đã cứu được mẹ già trên 80 tuổi và đứa con riêng tật nguyền của vợ anh. Sáng 21/7 mọi người đã tìm thấy xác cháu Lò Quang Duy, còn vợ anh đến giờ vẫn chưa tìm thấy. Anh Dung khi hay tin trở về, thì nhà mất, vợ con đều mất, ruộng vườn cũng bị vùi lấp. Anh đi vơ vẩn như người mất hồn trên mảnh đất toàn sỏi đá trận lũ để lại. Anh không biết làm gì để nuôi đứa con tật nguyền và người mẹ già khi chỉ còn đôi bàn tay trắng.

12-52-12_c2
Lò Văn Dung, người mất nhà, vợ và con trai

Bà Đỗ Thị Lộc, bản Mười, xã Sơn Lương, nhà chỉ có hai mẹ con lại bị đau ốm luôn, thuộc diện khó khăn nhất bản. Nhờ Chương trình xóa nhà đột nát của Chính phủ, mọi người gom góp cộng với tiền được hỗ trợ gia đình bà xây được ngôi nhà cấp IV rộng hơn 20m2 cách bờ suối Nậm Mười chừng 30m. Trận lũ tràn về lấp chìm ngôi nhà quá nửa, đồ đạc trong nhà bị đất đá vùi lấp và lũ cuốn bay. Ngôi nhà giờ nằm chênh vênh bên bờ suối, rất nguy hiểm. Bà ngơ ngẩn nhặt nhạnh mấy thứ còn lại mà không hiểu cuộc sống ngày mai thế nào.

12-52-12_c3
Bà Đỗ Thị Lộc với những thứ còn sót lại

Gia đình bà Sa Thị Khôm, bản Mười khi lũ về con trai bà là Hoàng Văn Quyết sáng ấy chỉ kịp đưa vợ con lên đồi và dắt được con trâu ra khỏi nhà, còn lại tất cả của cải thóc lúa, đồ đạc để dưới gầm sàn lũ thổi bay không còn một thứ gì, may mắn còn lại cái xác nhà xiêu vẹo. Hai vợ chồng bà chui dưới gầm sàn ngập ngụa bùn đất để tìm đồ đạc, nhưng chả còn thứ gì ngoài những gốc cây và đất đá từ trên núi trôi về tấp đầy gầm sàn.

12-52-12_c4
Bà Sa Thị Khôm trước ngôi nhà xiêu vẹo, của cải mất hết

Còn gia đình ông Lò Văn Muồn, bản Tủ, trận lũ thổi bay ngôi nhà sàn 5 gian, nơi ở của 6 con người. Con trai ông là Lò Văn Tướng đang nhặt nhạnh những gì còn sót lại của ngôi nhà buồn bã bảo tôi: Nhà cháu mất hết rồi, không biết lấy gì để sống… Anh nhìn đống cây cối của ngôi nhà nhặt nhạnh sau trận lũ lặng lẽ khóc…

12-52-12_c5
Anh Lò Văn Tướng, con ông Muồn nhặt nhạnh số gỗ còn lại của ngôi nhà sàn 5 gian
Người dân giặt quần áo còn sót lại
Chăn, chiếu còn lại sau lũ

 

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.