| Hotline: 0983.970.780

Nỗi đau 'tột cùng' tàu hậu cần nghề cá Bình Định

Thứ Tư 06/06/2018 , 06:20 (GMT+7)

Với lực lượng tàu cá đánh bắt xa bờ hơn 3.000 chiếc, nhiều ngư dân Bình Định hy vọng đóng tàu hậu cần nghề cá sẽ ăn nên làm ra. Tuy nhiên thực tế không như vậy...

Tuy nhiên thực tế không như vậy, hiện đang có 3 chiếc tàu vỏ thép được đóng theo Nghị định 67 của ngư dân phải nằm “đắp mền” tại cảng Đề Gi.

10-19-28_2
Tàu hậu cần nằm bờ dài hạn tại Cảng cá Đề Gi

Đầu năm 2017, ông Nguyễn Đức Hưng ở thôn An Quang Tây, xã Cát Khánh, (huyện Phù Cát, Bình Định) đóng mới tàu cá mang số hiệu BĐ 99479 TS có công suất 880CV với trị giá 18 tỷ đồng. Trong đó, ông vay của ngân hàng 17 tỷ, 1 tỷ còn lại là tiền của gia đình ông bỏ ra để làm vốn đối ứng.

Sau khi nhận tàu, ông Hưng liền ký hợp đồng với 5 tàu cá của ngư dân địa phương để làm dịch vụ hậu cần. Tàu của ông Hưng chở nhiên liệu, đá, nhu yếu phẩm cần thiết từ đất liền ra biển để cung cấp cho đội tàu cá ông đã ký hợp đồng, sau đó thu mua cá chở về đất liền bán.

Với cách hoạt động xoay vòng, ông Hưng hy vọng mình sẽ làm ăn khấm khá. Thế nhưng ngay chuyến biển đầu tiên, tàu của ông đã bị lỗ gần 100 triệu đồng. Nguyên nhân do các tàu hành nghề lưới vây rút chì không hoạt động được vì có thiết kế không phù hợp, nên đánh bắt không hiệu quả, tàu hậu cần của ông không có cá để mua.

Hai chuyến biển tiếp sau, tàu hậu cần của ông Hưng tiếp tục lỗ thêm 200 triệu cũng bởi nguyên nhân trên. Từ đó, con tàu có giá trị 18 tỷ đồng của ông đành phải nằm bờ dài hạn cho đến nay.

Ông Hưng buồn bã cho biết: “Hiện tại, gia đình tôi buộc phải buôn bán nhỏ để sống qua ngày, nợ nần chồng chất, số tiền nợ quá hạn lên đến 300 triệu mà chưa trả được. Cộng thêm việc tàu nằm bờ, mỗi tháng tôi phải chi hơn 10 triệu đồng tiền bến bãi, thuê người trông coi”.

Cũng được đóng cùng xưởng, cùng công suất và xuất xưởng cùng ngày, tàu hậu cần BĐ 99569 TS của ông Lê Văn My cũng đang lâm tình trạng tương tự. Tàu của ông My cũng bị lỗ hàng trăm triệu đồng ngay trong chuyến ra khơi đầu tiên và cũng đang rơi vào cảnh nợ nần bủa vây sau khoảng thời gian dài tàu không hoạt động được.

10-19-28_1
Ảnh: V.Đ.T

Tuy nhiên, trường hợp của ngư dân Đỗ Công Qúy mới thực sự là “thảm họa”. Tháng 10/2016, ông Quý đưa chiếc tàu BĐ 99888 TS có công suất 980CV được đóng tại Cty TNHH MTV Nam Triệu với giá 14,6 tỷ đồng về cảng Đề Gi. Chuyến biển đầu tiên tàu của ông mua được rất nhiều cá. Tuy nhiên, khi về cập bờ bán cá ông Quý “tá hỏa” khi thấy phần lớn cá bên nửa hầm dưới đều hư hỏng, do khoang hầm không rút nước được. Chuyến này, tàu của ông lỗ gần 1 tỷ đồng.

Không đành để tàu nằm bờ, ông Quý vay mượn 800 triệu đồng để sửa chữa lại hầm chứa cá, tiếp tục cho tàu ra khơi. Chuyến biển ấy tàu chưa đi được bao xa thì máy tàu lại bị hỏng...

Ông Trần Văn Phúc, PGĐ Sở NN - PTNT Bình Định cho biết: “Mong muốn của các chủ tàu hậu cần nghề cá là được chuyển đổi từ tàu hậu cần sang làm nghề mành chụp. Tuy nhiên, việc này rất khó thực hiện, bởi sẽ phải tốn chi phí rất lớn. Thời gian tới, chúng tôi sẽ làm việc với các chủ tàu, xây dựng chuỗi hoạt động “tàu mẹ – tàu con” để tạo điều kiện cho các tàu vươn khơi trở lại”.

 

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bảo vệ sức khỏe trái tim: Chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh

Hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của trái tim, dẫn đến nhiều hệ lụy từ các bệnh lý tim mạch.  

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất