| Hotline: 0983.970.780

Thác Bản Giốc, tuyệt tác thiên nhiên trên dòng Quây Sơn

Thứ Tư 24/05/2023 , 15:30 (GMT+7)

Nhắc đến Cao Bằng là nhớ tới Bản Giốc, dòng thác hùng vĩ nằm trên dòng Quây Sơn đứng thứ 4 thế giới về vẻ đẹp của những thác biên giới.

 

Nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Thác Bản Giốc là thắng cảnh nổi tiếng, nổi bật với dòng chảy tự nhiên, trắng xóa với nhiều cung bậc thác. Dòng thác không chỉ mang vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, mà còn mang nét kiêu hùng của miền biên cương.

 

Thác Bản Giốc mang vẻ đẹp đan xen giữa hùng vĩ, dữ dội với nét mộng mơ hiền hòa, sâu lắng, xứng đáng là một tuyệt tác từ bàn tay của mẹ thiên nhiên và đây là điểm du lịch tiêu biểu mang tính biểu tượng của tỉnh Cao Bằng.

 

Nằm trên sông Quây Sơn, thác Bản Giốc rộng khoảng 300m, cao khoảng 35m, gồm 3 tầng. Thác gồm có thác phụ và thác chính. Thác phụ nằm trong địa phận Việt Nam, dài 150m gồm 1 tầng cao khoảng 30m. Thác chính nằm giữa biên giới Việt - Trung dài khoảng 50m.

 

Thác Bản Giốc là địa điểm thu hút được rất nhiều khách du lịch. Đường dẫn tới thác quanh co, uốn lượn lưng núi. Khi đến đây du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thác nước mà còn tận hưởng không khí trong lành, gần gũi thiên nhiên, khám phá những nét độc đáo trong nét văn hóa của đồng bao dân tộc bản địa.

 

Một trong những điều tạo nên vẻ đẹp của thác Bản Giốc là ở phần thác chính, thác không chảy thẳng 1 dải từ trên xuống mà có những mô đất mấp mô, chia tầng như cầu thang, khiến nước sông Quây Sơn chảy qua đây chia tách thành nhiều dải, tạo thành một mảng trắng xóa giữa đất trời Cao Bằng, xen giữa màu xanh cây lá.

 

Nước từ trên cao đổ xuống dòng sông, thác Bản Giốc mang một vẻ đẹp tự nhiên, thuần khiết. Vào những hôm nắng đẹp trời, những tia sáng ấy chiếu vào dòng thác cộng hưởng với làn nước bụi mịt mờ tạo nên sắc màu, lung linh huyền ảo như cầu vồng.

 

Mùa khô, thác Bản Giốc Cao Bằng bắt đầu từ những ngày tháng 10 và kéo dài đến tận tháng 5 năm sau. Khung cảnh Bản Giốc vốn dĩ thanh bình nay còn yên bình và tĩnh lặng. Vào mùa khô, dòng nước chảy không xiết và mạnh như tầm tháng 6, thay vào đó là một vẻ trầm mặc, yên bình.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Phóng sự 06:30

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.

Cô giáo già miệt mài bám bản 'gieo chữ'

Cô giáo già miệt mài bám bản 'gieo chữ'

Phóng sự 09:41

Dù đã ở tuổi xế chiều nhưng 'bà giáo Liên' vẫn kiên định gieo chữ cho những 'mầm non' tại nơi vùng sâu, vùng xa còn nghèo khó.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Phóng sự 05:28

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 2]: Đất, nước đều ô nhiễm

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 2]: Đất, nước đều ô nhiễm

Phóng sự 05:18

'Hồi chưa làm nhựa thì còn thấy đồng lúa thẳng cánh cò bay, nước kênh còn trong. Bây giờ nước đen ngòm ruộng đồng không trồng trọt gì nữa…', người dân Xà Cầu chia sẻ.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Phóng sự 05:54

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.

Gặp lại người thầy giáo từng dạy học trong nhà tù Hỏa Lò

Gặp lại người thầy giáo từng dạy học trong nhà tù Hỏa Lò

Phóng sự 07:13

‘Cuộc đời tôi chỉ có 2 nghề là nghề cầm súng và nghề cầm bút…’. Đó là những lời tâm sự của Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tiến Hà.

Xem thêm