| Hotline: 0983.970.780

Nói thật về quan hệ giữa báo mạng & showbiz

Thứ Tư 21/06/2017 , 14:35 (GMT+7)

Hơn một lần, dư luận đã kêu ca về tình trạng lá cải của các báo mạng khi phản ánh đời sống show biz. 

18-26-03_trng_26
Hoa hậu Đàm Lưu Ly

Những kiểu ca ngợi vô lối như “nữ hoàng nội y” hoặc “soái ca nhạc sến” đang trực tiếp tác động tiêu cực đến thẩm mỹ nghe - nhìn của người Việt. Chưa bao giờ các loại “sao” xuất hiện bát nháo và lố bịch trên báo mạng như bây giờ. Nguyên nhân của thực trạng này từ đâu, và làm sao để chấn chỉnh? Câu hỏi ấy nhức nhối không chỉ riêng với những người làm báo. Nhân Ngày 21-6, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Hoa hậu Áo dài Đàm Lưu Ly, một người đẹp được tiếng thẳng thắn và văn minh!

@ Bây giờ, báo chí rất chú trọng đến giới show biz, nhất là báo mạng. Thông tin show biz đang được khai thác triệt để nhằm phục vụ sự tò mò của một bộ phận công chúng. Hoa hậu Đàm Lưu Ly là một người nổi tiếng, chị đánh giá thực trạng này như thế nào?

Đàm Lưu Ly: Được dư luận quan tâm cũng là niềm vui, nhưng tôi khước từ cách tác nghiệp chỉ nhằm soi mói đời tư. Nói thật, tôi thấy cách khai thác giới show biz hiện nay đang có chiều hướng lá cải một cách rẻ rúng. Nhiều bạn bè tôi đã trở thành nạn nhân của chiêu trò câu view của báo mạng, mà chúng tôi vẫn hay đùa là “toi mạng vì báo mạng”!

@ Thế nhưng, nếu những người trong giới show biz không “hợp tác” thì báo mạng cũng khó lòng phơi bày những chuyện lố bịch?

Đàm Lưu Ly: Đúng, không ít nghệ sĩ trẻ thích lên báo mạng bằng mọi giá. Mua cái xe mới cũng lên báo mạng, sắm cái váy mới cũng lên báo mạng, mà giận hờn người yêu cũng lên báo mạng. Tuy nhiên, nghệ sĩ có phải tự họ viết lên báo đâu! Báo mạng phải thể hiện quyền điều chỉnh thông tin của mình chứ! Sự chạy đua tin tức giật gân của báo mạng khiến giới show biz càng bát nháo hơn. Từ ngày có thêm hoạt động kinh doanh, tôi thực sự ái ngại khi tiếp xúc với những bạn trẻ làm báo…

@ Vì sao, thưa chị?

Đàm Lưu Ly: Tôi có cảm giác nhiều người trong số họ chẳng được đào tạo gì về nghiệp vụ báo chí, cũng như không hề có chút kiến thức xã hội nào.

@ Xin được nghe ví dụ cụ thể của chị…

Đàm Lưu Ly: Có phóng viên hẹn đến thẩm mỹ viện Lucky Angel của tôi để viết bài, tôi cũng lịch sự tiếp đón. Thế nhưng, bạn trẻ ấy có cách đặt câu hỏi phỏng vấn ngô nghê như từ trên trời rơi xuống. Tôi phải nhắc nhở: “Em có biết gì về lĩnh vực làm đẹp không, mà có ý định viết bài?”. Cuối cùng em ấy thú nhận gặp tôi chủ yếu chỉ để… xin quảng cáo!

@ Sự nhập nhèm giữa làm báo và làm… tiền là một câu chuyện dài đấy, chị ạ!

Đàm Lưu Ly: Tôi biết chứ! Có nhiều phóng viên chưa viết bài đã tỏ ngay thái độ vòi vĩnh và đe dọa nữa kia. Tôi có phải là cô chân dài vừa lơ ngơ bước chân trên sàn catwalk đâu. Tôi đã đăng quang Hoa hậu Áo dài hơn 20 năm và cũng đã từng làm tiếp viên hàng không đi khắp nơi. Gặp những trường hợp phóng viên lên mặt hạnh họe nọ kia, tôi mời ra chỗ khác chơi ngay đấy!

@ Theo chị, hiện nay điều gì bất cập đang tồn tại giữa báo chí và show biz?

Đàm Lưu Ly: Tôi thấy càng ngày càng ít nhà báo chuyên nghiệp về lĩnh vực văn hóa - văn nghệ. Những bài bình luận sắc sảo, hoặc những bài chân dung thấu đáo, không còn nhiều trên các trang báo. Thay vào đó là những kiểu PR rất hời hợt và những kiểu giật tít rất rùng rợn. Thế nhưng, điều tệ hại nhất là tình trạng các báo mạng suốt ngày rình mò Facebook của những người nổi tiếng. Một tấm ảnh hoặc một dòng trạng thái trên Facebook của nghệ sĩ, cũng bị lôi lên báo và suy diễn lung tung. Trong khi đời sống nghệ thuật còn bao nhiêu đề tài để viết, để đánh giá, để định hướng cho công chúng!

@ Chị có góp ý gì để thay đổi thực trạng nhiễu nhương giữa báo mạng và show biz không?

Đàm Lưu Ly: Tôi luôn cho rằng, nghề báo là một nghề cao quý, và người làm báo là những người có tố chất đặc biệt. Tôi tin vài biểu hiện tiêu cực chỉ giống như “con sâu làm rầu nồi canh” thôi. Tôi mong những nhà lãnh đạo báo chí cũng như ban biên tập các báo chú trọng hơn ở khâu tuyển dụng, đào tạo và giám sát quá trình tác nghiệp của phóng viên. Nhất là mảng giải trí, phóng viên không có năng lực thẩm mỹ gì mà cho họ theo dõi show biz thì chắc chắn họ chỉ viết được những chuyện ba xu! Nếu không chấn chỉnh, vẫn cứ đà này, sẽ làm hại cả báo chí lẫn show biz!

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm