| Hotline: 0983.970.780

Nông dân châu Á...

Thứ Bảy 30/08/2008 , 08:00 (GMT+7)

Họ là nông dân đấy, nhưng cũng chính là nhà khoa học, người lãnh đạo cộng đồng hay một doanh nhân thực thụ…

Nghe nói đến hai từ “nông dân”, nhất lại là “nông dân Châu Á” có lẽ nhiều người nghĩ ngay đến sự khó khăn, nghèo khổ. Nhưng tôi đã được gặp những nông dân tỷ phú mà không có ranh giới nào trong con người họ, bởi là nông dân đấy, nhưng cũng chính họ là nhà khoa học, người lãnh đạo cộng đồng hay một doanh nhân thực thụ…

Ông “lúa biến đổi gen”

Wingji nhận chứng chỉ "Nông dân châu Á" từ bà Barbara (đại diện tổ chức Croplife Asia)

Hiếm có cơ hội nào mà có thể tiếp xúc với nhiều nông dân các nước khác nhau như khi chúng tôi tham gia Chương trình giao lưu nông dân châu Á do Croplife Asia tổ chức tại Philippines vừa qua. Người đầu tiên tôi bắt chuyện và để lại ấn tượng nhất trong cả chuyến đi là Wu Mingji, một nông dân đến từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Năm này vừa tròn 23 tuổi, nhưng gọi Mingji là nông dân, sinh viên đại học, nhà nghiên cứu đều đúng cả. Bởi 7 năm qua Mingji là một trong những nông dân đi đầu trong việc thử nghiệm trồng lúa biến đổi gen tại chính đồng ruộng nhà mình.

Hiện gia đình nhà Mingji đang trồng 1,66 ha lúa lai biến đổi gen. Trước năm 2001, Wingji cũng trồng lúa lai thường, nhưng bị sâu đục thân lúa phát triển quá nhiều. Mỗi vụ nông dân phải phun tới 6- 7 lần thuốc BVTV, với chi phí gần 100 nhân dân tệ (250.000 đồng) cho 1 Mu (tương đương 430 m2). Nhiều gia đình đã phải tăng liều lượng và sử dụng những loại thuốc có độc tính mạnh hơn để trừ sâu hại. Nhưng đi cùng với đó là môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, thậm chí một người dân trong làng của Wingji đã chết vì mắc các bệnh liên quan đến thuốc trừ sâu. Do vậy, khi Viện Khoa học nông nghiệp Phúc Kiến có ý định trồng thử nghiệm giống lúa lai biến đổi gen có khả năng kháng được sâu bệnh, Mingji là người đi đầu trong việc triển khai.

Mingji cho biết, hiệu quả của giống lúa biến đổi gen là rất cao. Năng suất đạt tới gần 14 tấn/ha/vụ. Với mức giá 2 nhân dân tệ/kg thóc, thì trừ hết chi phí, số lãi mà gia đình Wingji thu được lên tới hơn 36 triệu đồng (tính theo tiền Việt)/ha/vụ lúa. Thêm vào đó, số tiền thuốc trừ sâu giảm được gần 7 triệu đồng/ha. Chưa kể, chí phí cho công lao động cũng giảm đi rất nhiều. Chính vì tham gia trồng giống lúa mới này và có cơ hội làm việc với nhiều nhà khoa học nông nghiệp mà đam mê khám phá về công nghệ sinh học đến với Wingji. Năm 2006, nhiều nông dân trong làng hết sức bất ngờ khi Wingji quyết tâm thi vào trường Đại học Nông lâm nghiệp Phúc Kiến, và họ còn bất ngờ hơn khi anh đã trở thành một trong những sinh viên đạt điểm rất cao.

TS Hongli Zhai (Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc) cho biết, hiện nước này đang trồng thử nghiệm 20 ha lúa biến đổi gen tại 2 tỉnh Phúc Kiến và Hồ Bắc. Việc trồng chủ yếu phục vụ công tác nghiên cứu. TS Hongli Zhai cho biết, mình đã ăn thử cơm nấu từ gạo biến đổi gen và thấy rất ngon. Gạo này có hàm lượng protein rất cao.

Nói chuyện với tôi, Wingji bảo, hai năm trên giảng đường đại học đã cho tôi rất nhiều. Nhiều người trong làng nói rằng, làm nông dân thì cần gì học. Nhưng thực tế làm nông nghiệp bây giờ đã khác xưa rất nhiều. Nông dân phải làm chủ được khoa học, thậm chí phải thực sự trở thành những nhà khoa học giỏi thì mới có thể làm giàu từ sản xuất nông nghiệp. Wingji bảo, mong ước của mình là đóng góp một phần nhỏ bé để lúa biến đổi gen có thể được thương mại tại Trung Quốc. Chúng tôi gọi Wingji với cái tên “Mr Bt Rice”- Ông "lúa biến đổi gen”.

Một nông dân Trung Quốc khác mà chúng tôi cũng hết sức thích thú khi được tiếp xúc với anh, đó là Wu Zixing. Không chỉ là một nông dân trồng đu đủ giỏi, Zixing còn là một chủ doanh nghiệp xây dựng. Hiện nay Zixing đang trồng 20 ha đu đủ tại thành phố Panyn, gần Quảng Đông. Đặc biệt, Zixing đã thành công trong việc nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô. Giống đu đủ lai mà Zixing nhân ra cho năng suất tới gần 100 tấn/ha. Riêng tiền bán giống và quả mỗi năm Zixing đã thu lãi gần 2,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, anh còn làm chủ một công ty xây dựng với hơn 100 lao động. Vừa điều hành một công ty xây dựng triển khai rất nhiều dự án trên thành phố, lại vừa quản lý, chăm sóc 20 ha đu đủ, nhưng nhìn Zixing trẻ hơn cái tuổi 38 của mình. Tôi hỏi, làm sao một nông dân có thể kham nhiều việc như vậy, Zixing chỉ cười, bây giờ nghề nông có giá lắm chứ, có kém gì bác sỹ, kỹ sư đâu. Làm một nông dân giỏi đâu dễ. Nếu mỗi người nông dân biết vươn lên thì chắc chắc nền nông nghiệp của đất nước sẽ phát triển. Thu nhập của nông dân có thể ngang bằng, thậm chí cao hơn những ngành, nghề khác.

Ruộng ngô biến đổi gen của bà Rosalia

“Đại sứ ngô” châu Á

Một nhân vật đặc biệt nữa mà không thể không nhắc tới là một nông dân điển hình của Philippines, bà Rosalie Ellasus, người được mệnh danh là “đại sứ ngô của châu Á”. Thế nhưng khởi đầu của Rosalie không phải dễ dàng. Giống như nhiều phụ nữ khác, vì “miếng cơm manh áo” mà bà phải lặn lội sang Singapore làm giúp việc gia đình. Năm 1995 khi chồng qua đời, bà Rosalie đành phải về nước, một mình nuôi ba con ăn học. Số tiền dành dụm được, bà quyết tâm quay lại với nghề nông. Bà Rosalie đã mua được 1,3 ha đất và bắt đầu với nông trang của mình tại San Jacinto.

Quyết tâm đi đến thành công, Rosalia đã tham gia một khoá đào tạo nông dân về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây ngô vào năm 2001. Nhiều nông dân nhìn bà giống một nhân viên bảo hiểm với đôi giày cao gót, hơn là một người làm việc trên đồng ruộng. Nhưng Rasalia đã chiến thắng mọi người bằng quyết tâm và bản năng tự nhiên đối với nông nghiệp. Bước ngoặt lớn nhất là Rasalia và một số nông dân khác đã được đến tham quan nông trại trình diễn tại Pangasinan, nơi trồng giống ngô biến đổi gen đầu tiên tại Philippines. Lần đầu nhìn thấy giống ngô này, Rosalia và nhiều nông dân khác không tin lắm vào khả năng kháng được loại sâu hại ngô phổ biến trên đồng ruộng, nhất là sâu đục thân.

Rosalia nói: Khi tôi thấy đồng ngô Bt tôi đã tự hỏi mình: Tại sao nó khác vậy? Bởi hạt và bắp ngô rất đẹp. Từ trước đến nay, mặc dù đã kết hợp mọi cách trong quản lý dịch hại tổng hợp, nhưng nông dân vẫn không tài nào làm sạch các vết bẩn trên bắp ngô của mình. Khi biết rằng công nghệ sinh học có thể làm thay đổi điều này, Rosalia đi tiên phong trong việc trồng ngô Bt. Tháng 11/2002, Rosalia bắt đầu triển khai điểm trình diễn ngô Bt và dễ dàng nhận thấy hiệu quả từ ngô Bt. Rất nhiều nông dân khác đã làm theo. Không chỉ bán ngô mà lõi ngô cũng có giá, bởi lõi ngô Bt không bị sâu hại và cứng nên chúng được dùng làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Năm 2005, bà Rosalia cũng đi tiên phong trong việc trổng ngô kết hợp cả gen Bt kháng sâu và một gen khác cho phép ngô kháng được thuốc trừ cỏ. Giống ngô mới này khiến quá trình làm đất ít đi, từ 3 lần cày trước đây xuống còn 1 lần. Thay vì làm cỏ bằng tay, nông dân chỉ việc phun thuốc là có thể loại sạch cỏ dại trong ruộng ngô.

Những thành công của bà Rosalia đã cổ vũ nhiều nông dân tham gia trồng ngô biến đổi gen. Bà đã hoạt động rất tích cực trong cộng đồng địa phương cũng như ở cấp quốc gia, quốc tế. Bà đã đoạt giải nữ nông dân suất sắc nhất trong nỗ lực cải tạo giống. Từ năm 2001 đến nay, bà Rosalia là Chủ tịch Hiệp hội ngô Philippines, Phó Chủ tịch Liên hiệp các HTX trồng ngô quốc gia. Bà Rosalia cũng từng sang Austraylia và phát biểu trong ngày dành cho khối Tư nhân Apec tại Canberra.

Trong tất cả các vị trí đã trải qua, từ một nông dân, người đam mê khoa học, người lãnh đạo cộng đồng, bà Rosalia luôn tâm niệm một điều: “Điều kỳ diệu làm thay đổi cuộc đời tôi là việc ứng dụng công nghệ sinh học”. Rosalia nói: Tôi không dừng lại ở đây, và tôi sẽ tiếp tục “hiện đại hoá” bản thân mình bằng những công nghệ mới. Tôi tin rằng công nghệ sinh học trên cây ngô là con đường để đáp ứng đủ ngô cho Philippines và các nước đang phát triển khác.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm