| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Đắk Lắk giàu có nhờ nguồn vốn Ngân hàng Agribank

Thứ Sáu 22/09/2023 , 06:31 (GMT+7)

Nhiều nông dân nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Agribank Chi nhánh Đắk Lắk mà mua đất, đầu tư sầu riêng để có thu nhập ổn định và trở nên giàu có.

Giữa tháng 9, chúng tôi tìm đến gia đình ông Lê Văn Hải (ngụ xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, Đắk Lắk) trong căn nhà cấp 4, anh Hải vui vẻ tiếp đón sau vụ sầu riêng được mùa, được giá.

Ông Hải cho biết, năm nay gia đình bán sầu riêng được hơn 1,6 tỷ đồng, trừ tất cả chi phí còn lời hơn 1 tỷ đồng. Theo ông Hải, để có thu nhập như hiện nay, tất cả nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Agribank Chi nhánh Krông Pắc từ 8 năm trước.

“Bản thân suy nghĩ mình làm nông nhưng không có đất thì sẽ không phát triển được. Do đó, gia đình đã mạnh dạn vay tiền từ Ngân hàng Agribank Chi nhánh Krông Pắc để mua hơn 1ha đất trồng sầu riêng. Nhờ có nguồn vốn vay từ ngân hàng nên đến nay gia đình đã mua được ô tô, mua thêm hơn 1ha đất nông nghiệp để trồng trọt”, ông Hải nói.

Ông Lê Văn Hải (ngụ xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, Đắk Lắk) cho biết nhờ nguồn vay từ Ngân hàng Agribank chi nhánh Krông Pắc đã có thu nhập ổn định. Ảnh: Quang Yên.

Ông Lê Văn Hải (ngụ xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, Đắk Lắk) cho biết nhờ nguồn vay từ Ngân hàng Agribank chi nhánh Krông Pắc đã có thu nhập ổn định. Ảnh: Quang Yên.

“Trồng sầu riêng hàng tháng có thể ăn tằn tiện để đầu tư nhưng được cái thu hoạch là nhận một cục với số tiền lớn. Do đó, với số tiền lớn thì gia đình có thể trả nợ và đầu tư thêm những nơi khác. Đến nay không phải nói là giàu nhưng gia đình cũng có thể nói dư ăn, dư mặc. Gia đình thật sự cảm ơn Ngân hàng Agribank”, ông Hải thông tin.

Tương tự, ông Trần Minh Tương (ngụ huyện Krông Pắc) vay ngân hàng 3,5 tỷ đồng để mua đất, đầu tư vườn sầu riêng. Theo ông Tương, gia đình vào Krông Pắc sinh sống hơn 40 năm nhưng trước đây cũng khó khăn. Sau khi tích cóp được ít vốn, gia đình mua hơn 2,5ha đất trồng sầu riêng. Năm nay gia đình ông Tương dự kiến thu nhập từ vườn sầu riêng trên 5 tỷ đồng.

Nhận thấy tiềm năng phát triển của cây sầu riêng, để có tiền đầu tư và mua thêm đất nên gia đình đã mạnh dạn vay tiền từ ngân hàng Agribank Chi nhánh Krông Pắc. Khi có tiền gia đình đầu tư vào vườn sầu riêng và mua thêm đất nông nghiệp.

“Nhờ có nguồn vốn vay của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Krông Pắc mà đến nay gia đình có hơn 3ha đất trồng sầu riêng, 2 kho chứa với diện tích hơn 3.000m2 cho các doanh nghiệp thuê để đóng gói sầu riêng.

Đến nay thì có thể khẳng định mình là khách hàng thân thiết của Agribank vì vay thường xuyên để làm ăn, đầu tư. Làm kinh doanh thì bắt buộc phải vay tiền, trong đó Agribank thủ tục nhanh chóng, thuận lợi nên rất yên tâm.

Năm nay nhờ làm ăn tốt có thể sẽ trả hết số tiền vay. Năm sau nếu đầu tư mới thì sẽ tiếp tục vay tiền của Ngân hàng Agribank”, ông Tương khẳng định.

Ông Trần Minh Tương (ngụ huyện Krông Pắc) nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Agribank chi nhánh Krông Pắc nên đã mua thêm được đất, nhà xưởng để cho thuê. Ảnh: Quang Yên.

Ông Trần Minh Tương (ngụ huyện Krông Pắc) nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Agribank chi nhánh Krông Pắc nên đã mua thêm được đất, nhà xưởng để cho thuê. Ảnh: Quang Yên.

Những ngày này, khách hàng đến Agribank chi nhánh Krông Pắc luôn phải xếp hàng chờ để làm thủ tục vì số lượng người đến giao dịch đông. Số lượng tăng đột biến là do người dân mới thu hoạch sầu riêng nên mang tiền đến gửi cũng như như trả nợ vay.

Ngân hàng Agribank chi nhánh Krông Pắc là một trong những chi nhánh có nguồn huy động vốn và cho vay lớn nhất của Ngân hàng Agribank chi nhánh Đắk Lắk. Tính đến giữa tháng 9, tổng số huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện Krông Pắc là hơn 1,6 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 600 tỷ đồng so với năm 2022. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là hơn 1,5 ngàn tỷ đồng. Dư nợ cho vay thu mua sầu riêng là hơn 55 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Agriabank Chi nhánh Krông Pắc, địa phương có trên 4.000ha sầu riêng đang cho thu hoạch. Người dân trồng sầu riêng cũng như các cơ sở thu mua tập trung tại huyện Krông Pắc nhiều. Do đó, đây là nguồn huy động vốn cũng như dư nợ cho vay lớn.

Tương tự, Agribank Chi nhánh Ea Phê (huyện Krông Pắc) cũng được xem là chi nhánh có hoạt động hiệu quả của Ngân hàng Agribank tỉnh Đắk Lắk. Tính đến ngày 31/8, Agribank Chi nhánh Ea Phê đã huy động được 399 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay là 723 tỷ đồng. Tất cả các chỉ số đều tăng so với năm 2022 và số tiền cho vay 100% được đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

Người dân đến giao dịch tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Krông Pắc sau mùa thu hoạch sầu riêng. Ảnh: Quang Yên.

Người dân đến giao dịch tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Krông Pắc sau mùa thu hoạch sầu riêng. Ảnh: Quang Yên.

Tuy nhiên, Agribank Chi nhánh Ea Phê Đắk Lắk hoạt động chủ yếu 5 xã thuộc phía đông và đông nam huyện Krông Pắc là các xã vùng sâu, vùng xa, giao thông có nơi chưa được thuận tiện, cho vay nhỏ lẻ; dư nợ thấp nhưng số món nhiều.

Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tiếp, tác động xấu của dịch Covid - 19 trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, làm cho tình hình trao đổi hàng hóa và giao thương kinh tế bị đứt đoạn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn.

Xem thêm
Dứa Sri Lanka được xuất khẩu sang Trung Quốc, đâu là cơ hội của Việt Nam?

Dứa là loại trái cây thứ hai của Sri Lanka được tiếp cận thị trường Trung Quốc, sau chuối được cấp phép vào năm 2015.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.