| Hotline: 0983.970.780

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm

Thứ Năm 03/04/2025 , 21:07 (GMT+7)

Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Chuyên trồng và sản xuất các mặt hàng từ tỏi, năm 2022, anh Nguyễn Văn Nhật (thôn Tây An Vĩnh, huyện Lý Sơn) bắt đầu bén duyên với công nghệ tưới tiết kiệm.

“Trung bình cứ mỗi sào 500m2 thì sử dụng 50 béc phun. Nếu như trước kia phải có người đỡ ống dây, người điều chỉnh hướng tưới thì nay dùng béc phun khỏe hơn rất nhiều, lượng nước phân bố đều và tiết kiệm hơn”- anh Nhật chia sẻ.

Tưới tiết kiệm đã được người dân Lý Sơn áp dụng rộng rãi. Ảnh: Văn Hà.

Tưới tiết kiệm đã được người dân Lý Sơn áp dụng rộng rãi. Ảnh: Văn Hà.

Nhiều năm qua, hành, tỏi là cây trồng chủ lực ở Lý Sơn, dù mang lại thu nhập chính cho cư dân huyện đảo nhưng những loại cây này lại tiêu tốn rất nhiều nước và đòi hỏi phải tưới thường xuyên để đảm bảo phát triển ổn định, năng suất cao.

Mỗi năm, người dân Lý Sơn trồng 1 vụ tỏi, 3 vụ hành tím. Vụ hành đầu tiên trong năm được xuống giống từ giữa tháng 4. Đây cũng là vụ hành chính trong năm và nằm trong khoảng thời gian nắng nóng gay gắt nhất và cần phải tưới nước thường xuyên. Tùy thời tiết, ruộng hành được tưới 1-2 lần mỗi ngày.

Trong khi đó, đảo Lý Sơn có thời tiết khắc nghiệt, nguồn nước ngọt không dồi dào như những nơi khác. Trước đây, để cung cấp nước cho cây trồng, người dân Lý Sơn nhờ vào nước trời hay phải dùng ống nhựa dây bơm từ giếng lên để tưới. Khi tưới nước ít nhất cần 2 người, một người đỡ dây, một người điều chỉnh ống tưới. Nếu giếng xa phải cần 3-4 người đỡ dây nên tốn kém về nhân công, tiền của và cả tài nguyên nước.

Huyện đảo Lý Sơn đã áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng trên 100% diện tích đất nông nghiệp. Ảnh: Văn Hà.

Huyện đảo Lý Sơn đã áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng trên 100% diện tích đất nông nghiệp. Ảnh: Văn Hà.

Sau nhiều năm nỗ lực trong việc tuyên truyền, hỗ trợ nông dân áp dụng công nghệ sử dụng béc phun tiết kiệm nước vào trong sản xuất nông nghiệp, đến thời điểm này, hệ thống béc phun tiết kiệm nước đã được nông dân huyện đảo Lý Sơn sử dụng đại trà, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác chống hạn.

Thực tế cho thấy tưới bằng dây ống nhựa, nước cung cấp cho cây trồng không đều, chỗ nhiều, chỗ ít thậm chí có nơi nước không đến, dòng nước phun ra rất mạnh, làm thân cây bị dập… ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng.

Hệ thống tưới phun có hạt nước nhỏ, nhẹ và đều khắp mặt đất, có thể điều chỉnh lượng nước tưới phun cho phù hợp với từng loại, vì thế cây trồng được an toàn, sinh trưởng đồng đều, năng suất tăng lên khoảng 20% so với cách tưới truyền thống.

Mặt khác tưới phun tiết kiệm lượng lớn nước tưới so với cách tưới truyền thống trước đây. Đây là điều rất quan trọng và là một trong những giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, bởi nguồn nước ngọt ở đảo Lý Sơn vốn rất khan hiếm.

Công nghệ tưới tiếp kiệm giúp cây trồng phát triển ổn định, cho năng suất cao và tiết kiệm nước. Ảnh: Văn Hà.

Công nghệ tưới tiếp kiệm giúp cây trồng phát triển ổn định, cho năng suất cao và tiết kiệm nước. Ảnh: Văn Hà.

Bà Trương Thị Hạnh (thôn Đông An Hải) chia sẻ: “Trên cánh đồng có nhiều hộ xuống giống cùng lúc nên chúng tôi thỏa ước với nhau, tuần tự nhà này tưới xong thì đến nhà kia. Nhà nào xong thì đóng van lại, để nước sang đường ống ruộng nhà khác. Giờ tưới bằng hệ thống phun tiết kiệm nên tiết giảm đến 2/3 lượng nước so với trước kia”.

Theo Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương, hiện người dân huyện đảo Lý Sơn đã áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng trên 100% diện tích đất nông nghiệp (hơn 300ha). Công nghệ tưới tiết kiệm giúp cây trồng trên đảo phát triển ổn định, cho năng suất cao, đồng thời giảm được chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Xem thêm
Phó Cục trưởng NAFIQPM: 'Giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao'

Theo dự báo, giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao, tuy nhiên khó có khả năng tăng đột biến nếu công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Hành tăm Thanh Hóa được mùa rớt giá

Năm nay hành tăm được mùa, nhưng lại rớt giá một nửa so với năm trước, nhiều hộ gia đình thất thu.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất