| Hotline: 0983.970.780

Nông dân thiệt hại nặng do ốc sên tàn phá thanh long

Thứ Sáu 29/11/2019 , 09:43 (GMT+7)

Mùa mưa, ốc sên phát triển mạnh và gây ra thiệt hại nặng cho người trồng thanh long ở Bình Thuận. Nhiều gia đình phải đổ bỏ hàng trăm kg vì trái bị đục thủng, hư hỏng.

Nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận đang bước vào thu hoạch chính vụ. Đây cũng là thời gian cuối mùa mưa nên ốc sên nhỏ (tên khoa học Bradybaena similaris Ferus) xuất hiện nhiều, gây hư hại trái chín. Ông Phạm Văn Thiệt (xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) cho biết, cứ khoảng 1 tấn trái thì có 3-4 tạ bị hư hỏng do ốc ăn.

Nhiều gia đình bị thiệt hại lên đến 50% sản lượng trái cây. Theo người dân, vì thanh long bước vào độ thu hoạch nên không thể sử dụng các loại thuốc phun lên cây để trừ ốc. Họ chỉ sử dụng các loại thuốc rồi trộn vào thức ăn sau đó đặt ở bìa vườn để dẫn dụ, tiêu diệt ốc.

“Việc dùng thuốc dẫn dụ chỉ tiêu diệt phần nào đó chứ không thể diệt hết được. Chúng tôi cố gắng bắt rồi mang đi thiêu hủy để bảo vệ cây trồng”, ông Nguyễn Văn Toản, một người dân trồng thanh long, cho biết.

Theo Sở NN-PTNN Bình Thuận, hiện nay, người trồng thanh long đang bị thiệt hại nặng do ốc sên nhỏ hại trái và bệnh đốm nâu gây lụn thân. Vì đang mùa thu hoạch nên nông dân không thể sử dụng các loại thuốc đặc trị để phun xịt nên ốc phát triển mạnh, bệnh tiếp tục lây lan. Những hộ dân trồng theo mô hình VietGAP, GlobalGAP là những hộ thiệt hại nặng nhất.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Hà Nội có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với 794 ha

Mã số vùng trồng được cho là phương pháp quản lý tận gốc chất lượng nông sản, tuy nhiên câu chuyện thực hiện và giám sát nó hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.